Đăng nhập

Hà Nội tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Ngày 10-7, Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội ban hành Kế hoạch tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt trên môi trường thương mại điện tử, địa bàn nội địa và cảng hàng không quốc tế.

Kế hoạch nhấn mạnh phương châm “6 rõ” (rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền) được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài, cần thực hiện thường xuyên, liên tục. Trách nhiệm được phân công cụ thể đến từng cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu các đơn vị.

Kế hoạch xác định, các mặt hàng trọng điểm trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả gồm: Ma túy, pháo nổ, xăng dầu, khí, rượu, thuốc lá, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa, bánh kẹo, nước giải khát, hàng gia dụng, thiết bị điện tử…

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra nơi cất giấu nước hoa, mỹ phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. 

Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội giao Sở Công Thương là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thị trường, đảm bảo ổn định cung cầu hàng hóa, kiểm tra thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm, thương mại điện tử, hóa chất, kinh doanh đa cấp, bảo vệ người tiêu dùng…; kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND thành phố Hà Nội về tình hình biến động của thị trường hàng hóa thiết yếu, phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đồng thời đảm bảo ổn định thị trường, cung cầu hàng hóa trên địa bàn thành phố.

Đồng thời, giao Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội chủ trì phối hợp với các lực lượng tăng cường kiểm tra hàng hóa lưu thông, xử lý nghiêm vi phạm. Công an thành phố nắm chắc tình hình, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, hàng giả; phối hợp với lực lượng hải quan, thuế… để điều tra, xử lý.

Ban Chỉ đạo 389 giao Sở Y tế Hà Nội chịu trách nhiệm kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; Sở Nông nghiệp và Môi trường kiểm soát vật tư nông nghiệp, lâm sản, an toàn thực phẩm; Chi cục Thuế khu vực I thành phố tăng cường kiểm tra doanh nghiệp có rủi ro thuế, ngăn chặn hành vi hợp thức hóa hàng nhập lậu qua hóa đơn bất hợp pháp… Đặc biệt, Chủ tịch UBND các xã, phường là thành viên Ban Chỉ đạo, trực tiếp chỉ đạo kiểm tra hoạt động kinh doanh tại địa bàn.

Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành, quyết tâm xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh.

Hà Nội: Thu hồi lô thuốc Viên nén Plotex (Levosulpiride 25mg) không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Sở Y tế Hà Nội vừa có thông báo gửi các cơ sở kinh doanh dược phẩm và cơ quan liên quan trên địa bàn về việc thu hồi lô thuốc Viên nén Plotex (Levosulpiride 25mg) do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Cụ thể, lô thuốc bị thu hồi mang số đăng ký lưu hành: VN-17774-14, số lô: 2301, ngày sản xuất: 09/6/2023, hạn dùng đến: 08/6/2026. Thuốc do Công ty Union Korea Pharm. Co., Ltd. (Hàn Quốc) sản xuất, được Công ty Cổ phần Dược Đại Nam nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam.

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, lô thuốc nói trên không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định tính. Việc thu hồi được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Dược Đại Nam phối hợp với Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Hồng Phước khẩn trương tiến hành thu hồi triệt để lô thuốc Viên nén Plotex (Levosulpiride 25mg) nói trên. Đồng thời, các đơn vị liên quan phải gửi đầy đủ báo cáo và hồ sơ thu hồi theo đúng quy định tại Công văn số 1871/QLD-CL của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế.

Sở Y tế Hà Nội cũng đề nghị tất cả các cơ sở y tế, nhà thuốc bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội chủ động rà soát và thu hồi toàn bộ số thuốc thuộc lô không đạt tiêu chuẩn này nếu đang lưu hành tại đơn vị.

UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố được giao trách nhiệm thông báo đến các cơ sở hành nghề dược thuộc địa bàn quản lý; đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi của các cơ sở liên quan.

Người dân cần nâng cao cảnh giác, không sử dụng thuốc thuộc lô nêu trên, và thông báo cho cơ quan chức năng nếu phát hiện sản phẩm còn lưu hành trên thị trường.

Chặn đứng đường đi lô thuốc lậu hơn 5.000 tuýp ở Quảng Ninh

Ngày 13/6/2025, Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh cho biết, đã tiến hành kiểm tra, thu giữ hơn 5.000 tuýp thuốc tân dược, 400 lít siro mạch nha nhập lậu và 119 ấm trà không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Cụ thể, sáng ngày 11/6/2025, Đội QLTT số 4, Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh tiến hành khám Kho hàng tại Tổ 4, khu Hồng Phong, phường Ninh Dương, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Chủ kho hàng là ông T.V.K, sinh năm 1985 (địa chỉ thường trú: xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh); phát hiện 5.400 tuýp thuốc trị ngứa ngoài da và 400 lít sirô mạch nha đựng trong 20 thùng nhựa, xuất xứ Trung Quốc là hàng nhập lậu.

Đội QLTT số 4 tiến hành kiểm đếm thuốc tân dược bị bắt giữ

Ông T.V.K khai báo toàn bộ hàng hoá trên mua trôi nổi trên thị trường về bán kiếm lời, không có hoá đơn, chứng từ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Đội QLTT số 4 đã tạm giữ toàn bộ hàng hoá nêu trên, hoàn thiện hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, chiều ngày 24 tháng 5 năm 2025 Đội QLTT số 1 (Đội Cơ động) kiểm tra Hộ kinh doanh Xưởng Ấm Trà Tử Sa (địa chỉ: Khu 7, Phường Hải Yên, Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh) do bà Đ.T.N sinh năm 1992 làm chủ hộ kinh doanh; phát hiện, tạm giữ 119 ấm trà không rõ nguồn gốc, xuất xứ có trị giá theo giá niêm yết là 217.400.000 đồng.

Đội QLTT số 1 kiểm tra Hộ kinh doanh Xưởng ấm trà Tử Sa

Toàn bộ 119 ấm trà chỉ thể hiện tên hàng hoá, không có nguồn gốc nơi sản xuất, xuất xứ của hàng hoá. Bà Đ.T.N chủ hộ Hộ kinh doanh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, giấy tờ hợp pháp liên nào liên quan đến toàn bộ số hàng hoá trên. Đội QLTT số 1 báo cáo Chi cục ra quyết định xử phạt 45 triệu đồng và tịch thu toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ

Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong những ngày qua, Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh phát hiện xe ô tô biển kiểm soát 20F-000.xx do ông P.V.T điều khiển có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa vi phạm.

Đoàn kiểm tra kiểm đếm hàng hóa vi phạm

Tổ công tác tiến hành khám phương tiện và phát hiện trong thùng xe có cất dấu 1.380 kg nguyên liệu thuốc lá (lá thuốc lá đã sấy khô, chưa tách cọng) không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Qua xác minh làm việc với ông P.V.T lái xe khai nhận toàn bộ 1.380 kg số lá cây thuốc lá đã khô chưa tách cọng được bà N.T.T (huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng) là chủ hàng thuê chở đi bán thì bị Tổ công tác Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng kiểm tra tạm giữ.

Tổ công tác Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng đã tiến hành tạm giữ 1.380 kg nguyên liệu thuốc lá nói trên để xác minh tình tiết vụ việc, trình cấp có thẩm quyền xử lý vụ việc theo quy định của Pháp luật.

Quảng Ninh: Dừng hoạt động khẩn cấp cơ sở Nhung Mẹ Beo vì loạt vi phạm ATTP

Cơ sở kinh doanh thực phẩm Nhung Mẹ Beo tại Uông Bí, Quảng Ninh vừa bị đình chỉ hoạt động sau khi lực lượng chức năng phát hiện hàng loạt sai phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy định liên quan.

Ngày 26-4, đoàn liên ngành thành phố Uông Bí, Quảng Ninh đã tiến hành kiểm tra và phát hiện hộ kinh doanh Nhung Mẹ Beo (chủ là ông Phạm Văn Dục) có địa chỉ tại khu Tre Mai, phường Nam Khê, vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tại hai cơ sở của hộ kinh doanh này, đoàn kiểm tra đã ghi nhận số lượng lớn sản phẩm không đảm bảo, bao gồm mắm, nước sốt, sứa và mắm tôm.

Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn

Qua kiểm tra, cơ sở Nhung Mẹ Beo bị phát hiện kinh doanh sai ngành nghề, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, không tự công bố chất lượng sản phẩm (sứa), chủ và nhân viên không có giấy khám sức khỏe và chứng nhận tập huấn ATTP. Nhãn mác hàng hóa cũng không đầy đủ thông tin về địa chỉ sản xuất và xuất xứ.

Số hàng hóa lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện và tạm giữ tại cơ sở hộ kinh doanh.

Đoàn liên ngành đã yêu cầu cơ sở Nhung Mẹ Beo dừng hoạt động từ 17h ngày 26-4 và tạm giữ toàn bộ hàng hóa để tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ sở này chủ yếu bán các sản phẩm sứa trên mạng xã hội Tiktok.

Nghệ An: Liên tiếp phát hiện lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Trong hai ngày 21 và 22/4/2025, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Nghệ An đã liên tiếp phát hiện và xử lý gần 1 tấn thực phẩm vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Các mặt hàng bị thu giữ chủ yếu là giò me, thịt gà đông lạnh… không có nguồn gốc rõ ràng và không đảm bảo điều kiện lưu hành.

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, UBND tỉnh Nghệ An, Sở Công Thương và lãnh đạo Chi cục QLTT tỉnh về tăng cường kiểm tra trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Đội QLTT số 3 đã tổ chức kiểm tra đột xuất trên địa bàn thành phố Vinh và liên tiếp phát hiện hai vụ vi phạm nghiêm trọng.

Hình ảnh kiểm tra tại cơ sở

Cụ thể, vào ngày 21/4, lực lượng chức năng đã kiểm tra Hộ kinh doanh H.T.L. tại phường Đông Vĩnh, TP. Vinh và phát hiện 215 kg giò me không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Toàn bộ lô hàng vi phạm đã bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và tiến hành tiêu hủy theo đúng quy định của pháp luật.

Hình ảnh kiểm tra tại cơ sở

Giám sát tiêu hủy hàng hóa vi phạm

Chỉ một ngày sau, ngày 22/4, Đội QLTT số 3 tiếp tục kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh L.T.D. trên đường Phạm Hồng Thái, phường Vinh Tân. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện tới 600 kg thịt gà đông lạnh cũng không rõ nguồn gốc và không đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm. Chủ cơ sở đã bị xử phạt và toàn bộ số hàng hóa này cũng đã được tiêu hủy. Tổng giá trị tiền phạt hành chính trong hai vụ việc lên đến gần 60 triệu đồng.

Hà Nội: Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hà Nội vừa thu giữ lô hàng gồm 1.500 điếu cigar nhập lậu tại quận Long Biên, có dấu hiệu tiêu thụ trái phép...

Ngày 04/04/2025, theo thông tin từ Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội, đội đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh trên phố Nguyễn Thời Trung, phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện lô hàng cigar nhập lậu cùng nhiều loại thuốc lá ngoại khác.

Lực lượng chức năng kiểm đếm hàng hóa vi phạm.

Qua xác minh tại chỗ, chủ cửa hàng (địa chỉ ở phố Nguyễn Thời Trung, phường Thạch Bàn) là một thanh niên trú tại Hải Phòng, đã khai nhận thu mua số Cigar này từ các nguồn trôi nổi trên mạng xã hội, dự định nhập về Hà Nội để bán kiếm lời. Tuy nhiên, trước khi kịp tiêu thụ, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm.

Mẫu mã các loại Cigar và thuốc lá điếu khá đa dạng.

Hiện tại, toàn bộ hàng hóa vi phạm đã được tạm giữ và sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu phát hiện có dấu hiệu phạm tội hình sự, vụ việc sẽ được chuyển giao cho cơ quan cảnh sát điều tra để làm rõ.

Vụ việc này nằm trong khuôn khổ kế hoạch tăng cường kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội.

Hà Nội: Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại quận Long Biên, qua đó phát hiện khoảng 1.500 điếu cigar cùng thuốc lá ngoại nhập lậu, có dấu hiệu tiêu thụ trái phép.

Lực lượng chức năng kiểm đếm hàng hóa vi phạm.

Qua xác minh tại chỗ, chủ cửa hàng (địa chỉ ở phố Nguyễn Thời Trung, phường Thạch Bàn) là một thanh niên trú tại Hải Phòng, đã khai nhận thu mua số Cigar này từ các nguồn trôi nổi trên mạng xã hội, dự định nhập về Hà Nội để bán kiếm lời. Tuy nhiên, trước khi kịp tiêu thụ, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm.

Mẫu mã các loại Cigar và thuốc lá điếu khá đa dạng.

Hiện tại, toàn bộ hàng hóa vi phạm đã được tạm giữ và sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu phát hiện có dấu hiệu phạm tội hình sự, vụ việc sẽ được chuyển giao cho cơ quan cảnh sát điều tra để làm rõ.

Vụ việc này nằm trong khuôn khổ kế hoạch tăng cường kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội.

Gia Lai: Kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng thương mại điện tử

Xử phạt một cá nhân 28.500.000 đồng vì kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet.

Mới đây, ngay sau khi tiếp nhận thông tin từ Tổ thương mại điện tử thuộc Cục QLTT tỉnh Gia Lai về dấu hiệu vi phạm, Đội QLTT số 2 đã phân công công chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm thẩm tra, xác minh thông tin. Sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ và tài liệu có liên quan, Đội đã thành lập Tổ công tác tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh P.T.H, có địa chỉ tại Thôn Mỹ Thạch 3, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, do bà P.T.H làm chủ.

Công chức Đội QLTT số 2 đang kiểm tra tại cơ sở kinh doanh

Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra phát hiện bà P.T.H đang kinh doanh ví cầm tay, dây lưng là đối tượng thuộc trường hợp phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định. Đồng thời, tại cơ sở kinh doanh, lực lượng chức năng phát hiện 30 dây lưng mang nhãn hiệu GUCCI và 20 ví cầm tay mang nhãn hiệu CHANEL, có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam, được trưng bày và rao bán trên nền tảng thương mại điện tử.

Đoàn kiểm tra đã hoàn chỉnh hồ sơ và trình Đội trưởng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 28.500.000 đồng đối với các hành vi: Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định; Trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; Kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường internet.

Mr Bin: buôn hàng giả sớm muộn cũng có ngày ăn phạt thôi

Bình Phước: Phát hiện vụ vận chuyển gần 2 tấn thịt heo không rõ nguồn gốc

Chiều 12/1, tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bình Phước cho biết vừa bắt một vụ vận chuyển, tích trữ 1,73 tấn thịt heo chết, không rõ nguồn gốc, chuẩn bị để tung ra tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Qua đó, tối 11/1, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bình Phước phối hợp với Công an xã Minh Lập, thị xã Chơn Thành tiến hành kiểm tra tại tổ 8, ấp 6, xã Minh Lập, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước phát hiện xe ô tô biển số 93C – 175.22 do Lê Văn Khải (SN 1998, ngụ huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) điều khiển đang vận chuyển 10 con heo đã chết chưa rõ nguyên nhân có tổng trọng lượng 1.065kg về nhà để cất giấu và giết mổ bán lại kiếm lời.

Đối tượng Lê Văn Khải cùng chiếc xe tải trở heo chết không rõ nguồn gốc

Tổ công tác tiếp tục tiến hành kiểm tra tại địa điểm tập kết heo chết, phát hiện Lê Văn Khải đang cất giữ 665kg thịt heo chết không rõ nguồn gốc, xuất xứ, được bảo quản trong các thùng xốp ướp đá chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Số lượng heo chết được Công an tỉnh Bình Phước bắt giữ.

Phòng Cảnh sát kinh tế đã yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Phước lấy mẫu xét nghiệm dịch bệnh động vật, phun tiêu độc, khử trùng, đồng thời yêu cầu Lê Văn Khải tiêu hủy toàn bộ số động vật chết và sản phẩm động vật trên đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Phước lấy mẫu xét nghiệm dịch bệnh động vật.

Hiện vụ việc đang được Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh đang tiếp tục xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.