Đăng nhập

Đắk Lắk: Triệt phá đường dây buôn lậu hơn 500 tấn thuốc bảo vệ thực vật

Ngày 17.12, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và môi trường, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã triệt phá thành công vụ án buôn lậu thuốc bảo vệ thực vật đầu tiên trên địa bàn từ trước đến nay, với giá trị hàng hóa rất lớn.

Theo đó, Nguyễn Dân Phụng (26 tuổi) và Nguyễn Trường Vũ (38 tuổi, cùng ngụ TP HCM) bị khởi tố về tội buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

Công an kiểm tra một cơ sở kinh doanh thuốc BVTV liên quan vụ án.

Nguyễn Ngọc Đạt (40 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh) và Lý Văn Thảo (37 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) bị khởi tố về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Bị can Triệu Quang Long (32 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk) bị khởi tố về tội buôn lậu.

Theo đó, qua công tác nắm tình hình, lực lượng công an phát hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang lưu thông số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.

Các loại thuốc này, có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan, Campuchia, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, có dấu hiệu buôn lậu.

Một sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật nghi buôn lậu vào Việt Nam 

Lực lượng chức năng phát hiện đối tượng Triệu Quang Long (chủ Cửa hàng vật tư nông nghiệp Đàn Điệp, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) là 1 trong những đầu mối phân phối số lượng lớn thuốc bảo vệ thực có nguồn gốc từ Campuchia.

Đối tượng Long có tiền sự, có kinh nghiệm đối phó với cơ quan chức năng. Khi hàng hóa về, Long thuê xe vận chuyển giao ngay cho khách hoặc để tại phòng trọ ở TP Buôn Ma Thuột, không để tại cửa hàng. Đối tượng Long cũng mua bán từng lần dưới 30 thùng, giá trị dưới 100 triệu đồng nhằm tránh bị xử lý hình sự.

Tối 17.6, lực lượng công an kiểm tra xe tải khi lưu thông trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột. Trong xe do Long điều khiển có chở 200 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật.

Qua đấu tranh, đối tượng Long khai nhận đặt mua của 1 người tên Soạn, sinh sống tại Campuchia. Sau đó, thông qua Nguyễn Dân Phụng (nhân viên Công ty TNHH Thương mại Du lịch và Vận tải Quốc tế Phước An - Chi nhánh Sài Gòn (ở quận Bình Tân, TPHCM) vận chuyển về Việt Nam.

Từ tháng 2.2023 đến khi bị bắt, đối tượng Long đã đặt mua hơn 9.600 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật từ Campuchia. Trong đó, thông qua Phụng vận chuyển về Việt Nam hơn 3.700 sản phẩm.

Ngày 7.8, Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố vụ án buôn lậu và khám xét đơn vị nói trên, thu giữ 114 thùng thuốc bảo vệ thực vật cùng các tài liệu, tiền tệ.

Sau khi phối hợp với cục nghiệp vụ của Bộ Công an, cơ quan điều tra xác định từ năm 2022 đến tháng 7.2023, Nguyễn Dân Phụng đã tiếp nhận 532 đơn hàng vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật từ Campuchia về Việt Nam với tổng khối lượng hơn 519 tấn.

Liên quan đó vụ việc có Nguyễn Trường Vũ. Ngày 17.8, đối tượng Vũ tới cơ quan điều tra và sau đó đã nhận tội. Đối tượng Vũ khai nhận ngoài đối tượng Phụng, còn thuê Nguyễn Ngọc Đạt vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật từ Campuchia về Việt Nam.

Đến ngày 27-9, Đạt từ Campuchia về Việt Nam thì bị công an bắt giữ. Ngoài Đạt, công an còn bắt Lý Văn Thảo (đi cùng Đạt), vì tham gia vận chuyển trái phép thuốc BVTV từ Campuchia về Việt Nam.

Hà Nội phạt 16 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân với 402 triệu đồng

Từ đầu tháng 11 đến nay, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã xử phạt 16 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập với số tiền 402 triệu đồng.

Theo đó, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 10 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập với số tiền trên 196 triệu đồng. Trong đó, cơ sở Xing Luxury thẩm mỹ công nghệ cao bị xử phạt 90 triệu đồng và đình chỉ hoạt động trong 24 tháng.

Hộ kinh doanh Xing Luxury thẩm mỹ công nghệ cao có địa chỉ tại S11 tầng 1, tòa Park 12, khu đô thị Times City Park Hill, phường Mai Động, quận Hoàng Mai.

Tính từ đầu tháng 11 đến nay, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã xử phạt 16 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập với số tiền 402 triệu đồng.

Cơ sở này cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động. Cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Cùng với việc xử phạt vi phạm hành chính số tiền 90 triệu đồng, cơ sở này còn bị đình chỉ hoạt động trong thời hạn 24 tháng.

Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định, chi nhánh Công ty TNHH dược phẩm Shinpoong Daewo, địa chỉ tại phòng B102, nhà số 2, ngõ 59 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình bị xử phạt 45 triệu đồng và buộc tháo gỡ nội dung quảng cáo.

Công ty CP Venus Group, địa chỉ tại số 16, ngách 77, ngõ 24 Kim Đồng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai bị xử phạt vi phạm hành chính 15 triệu đồng do không lưu giữ chứng từ tài liệu có liên quan đến lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian phải lưu giữ theo quy định của pháp luật.

Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Seoul trực thuộc Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu thực phẩm và thức ăn chăn nuôi Đồng Tâm, địa chỉ tại số 30-TT1, khu đô thị Mỹ Đình, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm bị xử phạt 12 triệu đồng.

Do lập sổ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật; không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi người hành nghề theo quy định.

Phòng khám chuyên khoa Y học gia đình Woori trực thuộc Công ty TNHH Woori Bio Việt Nam, địa chỉ tại Villa D04 khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm bị xử phạt 8 triệu đồng.

Lý do là tại thời điểm kiểm tra, biển hiệu của cơ sở không có đủ các thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật; lập sổ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định.

Cùng mắc lỗi không báo cáo Sở Y tế Hà Nội trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 6 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động, 2 cơ sở kinh doanh dược ở Sóc Sơn bị xử phạt vi phạm hành chính mức 2 triệu đồng.

Đó là hộ kinh doanh quầy thuốc Thảo Tâm, đường Núi Đôi, Sóc Sơn và hộ kinh doanh quầy thuốc Huyền Như, kiot 20A, chợ Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn.

Hộ kinh doanh nhà thuốc Zephar, số 1 phố Hoàng Ngân, phường Nhân Chính, quận Thanh xuân và hộ kinh doanh nhà thuốc Ngân Hà, số 26A đường Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm cùng bị xử phạt mức 7,5 triệu đồng do không tuân thủ các quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.

Hộ kinh doanh nhà thuốc Tân Hùng Phát 2, số 261 Tô Hiệu, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy bị xử phạt 7,5 triệu đồng do không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo quy định.

Từ đầu tháng 11 đến nay, Thanh tra Sở Y tế đã xử phạt 16 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập với số tiền 402 triệu đồng.

Ninh Bình tổ chức tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa vi phạm trước dịp Trung thu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình đã tiến hành tiêu hủy hàng hóa vi phạm, bao gồm hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, và đồ chơi trẻ em không đảm bảo an toàn thực phẩm, trước ngày Trung thu. Quá trình tiêu hủy diễn ra công khai và đúng quy định pháp luật, bảo vệ môi trường.

3.991 lít rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ được tiêu hủy theo đúng quy trình.

Ngày 19/9, Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình đã tiến hành tiêu hủy hàng hóa vi phạm trước dịp Trung thu. Các lô hàng này bao gồm hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, và đồ chơi trẻ em không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Theo thông tin từ cơ quan này, quá trình tiêu hủy đã bao gồm hàng nghìn gói, hộp đồ ăn bánh kẹo, xúc xích, sữa, nước giải khát, cùng nhiều loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và gần 4.000 lít rượu không rõ nguồn gốc và xuất xứ, được đựng trong các can nhựa và bình thủy tinh với nhiều chủng loại và màu sắc khác nhau.

Hàng nghìn sản phẩm các loại trị giá hơn 1 tỷ đồng được đưa đi tiêu hủy. 

Toàn bộ lượng hàng hóa vi phạm trên đã được tiêu hủy bằng cách cắt, nghiền trước khi đưa vào lò đốt công nghiệp để xử lý theo từng công đoạn. Tổng giá trị hàng hóa phải tiêu hủy lên đến trên 1 tỉ đồng.

Quá trình tiêu hủy diễn ra dưới sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng giám sát tiêu hủy và các đơn vị liên quan. Buổi tiêu hủy được tổ chức công khai, đúng quy định pháp luật, đồng thời đảm bảo không gây ảnh hưởng độc hại tới môi trường sống chung quanh.

 

Hành động này của Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình nhấn mạnh sự quyết tâm trong việc ngăn chặn việc lưu thông hàng hóa không đáng tin cậy và đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp lễ Trung thu.

BĐBP Lào Cai: Khởi tố 2 đối tượng liên quan đến vụ mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy

Sáng ngày 11/9/2023, Thiếu tá Khổng Đức Lập, Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Bát Xát, BĐBP Lào Cai đã thông tin rằng đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi mua bán trái phép chất ma túy tại địa bàn thôn Tân Bảo, xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Theo thông tin, vào khoảng 13 giờ ngày 7/9, tại nhà nghỉ Thùy Trang (thôn Tân Bảo, xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), tổ công tác Đồn Biên phòng Bát Xát đã phối hợp với Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, BĐBP Lào Cai tiến hành bắt quả tang đối tượng Tẩn Vần Siểu (sinh năm 1985, trú tại thôn Nậm Pung, xã Nậm Pung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) đang tàng trữ chất ma túy.

Cán bộ BĐBP lấy lời khai đối tượng Tẩn Vần Siểu. Ảnh: Trung Dũng

Tại hiện trường, tổ công tác đã thu giữ 1 túi ni lông màu đen, bên trong có chứa chất bột khô mầu trắng đục vón cục, được đối tượng khai nhận là heroin. Tẩn Vần Siểu khai nhận đã mua số ma túy trên với giá 100 triệu đồng và mang về để bán lời. Tuy nhiên, khi chuẩn bị giao dịch, đối tượng này đã bị BĐBP phát hiện và bắt giữ. Đối tượng đã liên hệ với một người khác để mua ma túy với giá 120 triệu đồng.

Theo kết luận của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Lào Cai, tổng trọng lượng tang vật là 147,18 gram heroin. Ngày 10/9, Đồn Biên phòng Bát Xát đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với đối tượng Tẩn Vần Siểu về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Cán bộ Đồn Biên phòng Bản Lầu lấy lời khai đối tượng Trịnh Quốc Khánh. Ảnh: Trung Dũng

Trong cùng ngày, Đồn Biên phòng Bản Lầu, BĐBP Lào Cai đã khởi tố vụ án hình sự đối với đối tượng Trịnh Quốc Khánh (sinh năm 1960, trú tại phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

Trước đó, vào ngày 8/9 tại thôn Na Mạ 2, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, tổ công tác Đồn Biên phòng Bản Lầu đã bắt giữ Trịnh Quốc Khánh với 1,04 gram heroin trái phép.

Hiện, cả hai vụ án đã được chuyển giao cho Công an tỉnh Lào Cai để tiến hành điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Thu Vy: Haix buôn hàng trắng mà k sợ
Nguyễn Thu Hà: Già rồi mà k chịu làm ăn lại đi buôn ma túy
Bá Sơn Nguyễn: Trông chán đời chưa

Cà Mau: Xử phạt 01 doanh nghiệp vi phạm về chất lượng xăng dầu

Ngày 2 tháng 8 năm 2023, Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 200 triệu đồng đối với doanh nghiệp trên.

DNTN Thương mại dịch vụ xăng dầu M.T đã bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 200 triệu đồng sau khi bị kiểm tra chất lượng xăng dầu bởi Đội Quản lý thị trường số 6 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau.

Khi thực hiện Kế hoạch kiểm tra chuyên đề chất lượng xăng dầu, Đội QLTT số 6 đã tiến hành kiểm tra doanh nghiệp DNTN Thương mại dịch vụ xăng dầu M.T, do bà T.T.C.T làm chủ doanh nghiệp, địa chỉ tại Khóm 3, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Kết quả kiểm tra cho thấy một mẫu Xăng Ron 95-III và một mẫu Dầu DO 0,05%S không đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Do đó, Đoàn kiểm tra đã lập Biên bản vi phạm hành chính và báo cáo cho Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau để xem xét và quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. DNTN Thương mại dịch vụ xăng dầu M.T đã vi phạm hành chính bằng hai hành vi: bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, và buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

enter image description here

Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền cũng đã áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bằng việc thu hồi và tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa chưa tiêu thụ gồm 3.987 lít Dầu DO 0,05S và 815 lít Xăng Ron 95-III.

Với tinh thần phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời tình trạng kinh doanh xăng dầu giả và kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau cam kết tiếp tục chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường và Đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường công tác kiểm tra trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Kế hoạch chuyên đề chất lượng xăng dầu đã được xây dựng để đảm bảo hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong năm 2023.

Cùng với việc xử phạt, Cục Quản lý thị trường cũng tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn quản lý. Điều này nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm và ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh và vận động các thương nhân kinh doanh xăng dầu tuân thủ cam kết trong kinh doanh.

Cùng với sự cam kết của công chức và các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương và tổ chức, cá nhân, Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau hy vọng sẽ tìm ra những bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật và kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp khắc phục. Điều này góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp chân chính và quyền lợi của người tiêu dùng.

Đồng hồ giả, đồng hồ nhái: Nguy hiểm tiềm ẩn và cách phòng tránh

Thống kê của các nhà bán lẻ trên toàn cầu đã chỉ ra rằng số lượng đồng hồ fake ngày càng gia tăng. Những sản phẩm này thường là những bản sao tinh vi của các thương hiệu danh tiếng như Rolex, Omega, Hublot, và nhiều tên tuổi khác. Việc giả mạo các thương hiệu uy tín này không chỉ gây tổn thương về tài chính cho người mua mà còn làm mất uy tín và sự tin tưởng vào các sản phẩm chính hãng.

enter image description here

Trên thị trường Việt Nam, tình trạng đồng hồ giả cũng đang diễn ra một cách tràn lan. Những cửa hàng không uy tín, không có thương hiệu xuất hiện ngày càng nhiều, bày bán những chiếc đồng hồ giả tinh vi, làm người tiêu dùng hoang mang và mất lòng tin. Điểm chung của những địa chỉ này là không cung cấp bảo hành chính hãng và chất lượng sản phẩm không được đảm bảo. Một số cửa hàng thậm chí công khai bày bán hàng giả, hàng kém chất lượng với giá cả vô cùng hấp dẫn.

Ngoài những cửa hàng không uy tín, thực trạng đồng hồ giả còn lan rộng trên các trang mạng xã hội. Bằng việc lợi dụng xu hướng ưa chuộng mạng xã hội, những kẻ gian đã tạo ra những sản phẩm hàng giả đẹp mắt, hoành tráng với nội dung hấp dẫn để lừa đảo khách hàng. Việc mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến, tuy nhiên, cũng cần sự thận trọng để tránh rơi vào bẫy của những kẻ gian này.

Chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên cần thiết cho người tiêu dùng để phòng tránh mua phải đồng hồ giả, đồng hồ nhái:

  1. Đồng hồ giả thường sở hữu bộ máy kém chất lượng, chế tạo sơ sài và không đầy đủ tính năng như đồng hồ chính hãng, dẫn đến tình trạng lỗi phát sinh sau một thời gian ngắn sử dụng.

  2. Thiết kế của đồng hồ giả thường thô kệch, không sắc sảo, tinh tế như hàng chính hãng. Điều này làm mất đi giá trị và đẳng cấp khi sử dụng sản phẩm.

  3. Chất liệu của đồng hồ giả thường rẻ tiền, kém chất lượng, và có thể gây thích ứng khi sử dụng, tiềm ẩn nguy hiểm cho người dùng.

  4. Khi mua đồng hồ giả, người tiêu dùng sẽ không nhận được thương hiệu chính hãng mà chỉ là bản sao, bất chấp sự tinh vi và giống nhau của sản phẩm.

  5. Do chất lượng kém, đồng hồ giả thường có tuổi thọ ngắn, dễ bị hỏng hóc sau một thời gian sử dụng, không có khả năng chống nước, chống va đập, dễ bị xước, gãy vỡ, gây mất an toàn khi sử dụng.

Vì vậy, trước khi quyết định mua đồng hồ, người tiêu dùng cần thận trọng, tìm hiểu kỹ thông tin và nên chọn mua tại các cửa hàng uy tín, đáng tin cậy. Để tránh mua phải đồng hồ giả, cần kiểm tra kỹ mã vạch, tem chống giả mạo và tìm hiểu về chính sách bảo hành của thương hiệu. Sự tỉ mỉ và cảnh giác khi mua sắm sẽ giúp người tiêu dùng tránh được những rủi ro và tiềm ẩn nguy hiểm từ đồng hồ giả, đồng hồ nhái trên thị trường.

Nam Định: Bắt giữ đối tượng mua bán trái phép 4 bánh heroin.

Chấp hành xong 16 năm tù vì tội vận chuyển trái phép chất ma túy, tái hòa nhập cộng đồng năm 2021, Vàng A Dông, SN 1988, trú tại bản Nậm Chim 1, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên lại tiếp tục mua bán trái phép chất ma túy và bị bắt quả tang.

Thông tin từ Phòng CSĐT tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Nam Định, đơn vị vừa phối hợp với Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy số 1 - Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển và Cục Hải quan Hà Nam Ninh bắt quả tang Vàng A Dông đang mua bán trái phép chất ma túy tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định vào ngày 15/7/2023.

enter image description here Vàng A Dông và tang vật vụ án.

Tang vật thu giữ gồm 4 bánh heroin (khoảng 1,5 kg), 1 xe máy, 3 điện thoại di động, 3 triệu đồng tiền mặt và một số vật chứng khác.

Vàng A Dông khai nhận, mới ra tù năm 2021 sau 16 năm chấp hành án về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Biết ma túy là chất gây nghiện, bị pháp luật nghiêm cấm song Vàng A Dông vẫn tiếp tục “ngựa quen đường cũ”, móc nối, tìm khách mua rồi vận chuyển ma túy từ Điện Biên về các tỉnh giao cho khách.

Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Nam Định đang tiếp tục đấu tranh, khai thác mở rộng vụ án.

Tiền Giang: Xử phạt 01 cơ sở buôn bán thức ăn thủy sản có hàm lượng Cadimi vượt mức cho phép

Theo thông tin từ Đoàn kiểm tra liên ngành 389/TG do Đội QLTT số 6, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang chủ trì, phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 01/6/2023, đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại 01 đại lý thức ăn thủy sản trên địa bàn huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Kết quả kiểm tra cho thấy, cơ sở này đã vi phạm quy định về hàm lượng Cadimi trong thức ăn thủy sản, vượt mức cho phép.

https://dms.gov.vn/documents/48568/0/06.7.2023.1.jpg/f65da112-4b59-4ff6-b50b-c9a19e4deb67" alt="enter image description here" />

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn đã lấy 02 mẫu thức ăn thủy sản để gửi kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, mẫu thức ăn này không đảm bảo chất lượng do hàm lượng Cadimi vượt quá 200% so với mức quy định. Số lượng hàng vi phạm là 100 bao thức ăn nuôi tôm, tổng khối lượng 02 tấn, trị giá 60 triệu đồng.

https://dms.gov.vn/documents/48568/0/06.7.2023.2.jpg/7b44f3c7-6b98-4d6a-9a00-6dea17abed38" alt="enter image description here" />

Đội QLTT số 6 đã hoàn chỉnh hồ sơ và chuyển Cục QLTT tỉnh Tiền Giang để xử phạt. Vào ngày 04/7/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt đối với cơ sở buôn bán thức ăn thủy sản nêu trên với hành vi buôn bán hàng hóa không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, số tiền phạt gần 80 triệu đồng. Cơ sở đã nộp phạt vào ngày 05/7/2023.

Vụ việc này cho thấy sự quan trọng của việc kiểm soát chất lượng thực phẩm và thức ăn trong ngành thủy sản. Hành vi vi phạm quy định an toàn vệ sinh thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để đảm bảo an toàn và chất lượng thực phẩm trên thị trường.

Tiêu hủy 620 đôi giày là hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 29/6/2023, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã tiến hành tiêu hủy 620 đôi giày là hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Giang. Vụ việc liên quan đến bà Giàng Thị Hường, một kinh doanh buôn bán hàng hóa vi phạm quy định.

https://dms.gov.vn/documents/35036/45931988/z4473640588436_4b8e4bc9c5d2f0fc2a09b6e8ecab8072.jpg/1d46136f-e68c-4090-84d0-ddf6d825ba3e" alt="enter image description here" />
Hàng hóa tiêu hủy 620 đôi giày

Căn cứ vào Quyết định số 71/QĐ-QLTTHG, ngày 23/6/2023 của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang, về việc phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu, và Quyết định số 72/QĐ-QLTTHG, ngày 29/6/2023 của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang, về việc thành lập Hội đồng tiêu hủy tài sản là tang vật vi phạm hành chính, Đội Quản lý thị trường số 1 Hà Giang đã tiến hành họp Hội đồng tiêu hủy tài sản là tang vật vi phạm hành chính theo đúng quy định.

Việc tiêu hủy hàng hóa nhập lậu và không rõ nguồn gốc xuất xứ nhằm xử lý vi phạm hành chính và đảm bảo trật tự thị trường, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Điều này cũng đồng thời tạo ra một cảnh báo đối với các đối tượng có ý định vi phạm quy định về nhập khẩu và buôn bán hàng hóa.

Phát hiện 1 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc ở Hà Nam

Ngày 26/6, Cục Quản lý Thị trường tỉnh Hà Nam đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh của anh P.V.T với số tiền là 51 triệu đồng. Đồng thời, các biện pháp tiêu hủy toàn bộ số tang vật cũng đã được thực hiện.

enter image description here
Lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý số thực phẩm vi phạm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: CACC

Trước đó, vào chiều ngày 31/5, Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh phối hợp với Cục Quản lý Thị trường tỉnh Hà Nam đã tiến hành một cuộc kiểm tra bất ngờ tại hộ kinh doanh thực phẩm đông lạnh do anh P.V.T làm chủ, nằm tại thôn Nhật Tựu, xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, Hà Nam.

Trong quá trình kiểm tra, các lực lượng chức năng đã phát hiện một lượng lớn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc trong kho lạnh của hộ kinh doanh. Cụ thể, có tổng cộng 511,5kg thực phẩm bao gồm tràng lợn, đuôi lợn, chân gà, cánh gà, đuôi trâu mà nguồn gốc và xuất xứ không được xác định; cũng như 450kg thực phẩm nhập lậu bao gồm gà nguyên con, thịt dải lợn, sụn heo, tai heo, sụn vầng trăng và tim heo đông lạnh.

Trong quá trình làm việc với các cơ quan chức năng, chủ hộ kinh doanh này không thể cung cấp được các hóa đơn và chứng từ liên quan đến số lượng hàng hóa nêu trên. Hơn nữa, anh P.V.T cũng không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm đông lạnh.