Hà Nội triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ gần 1 tấn pháo nổ
Ngày 9/7, Công an TP Hà Nội cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế vừa bắt giữ 5 đối tượng để điều tra về hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ.
Qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội phát hiện Đỗ Thành Tân (sinh năm 2005, trú tại tỉnh Đồng Nai), Nguyễn Quý (sinh năm 1995, trú tại tỉnh Đắk Lắk) là đầu mối bán pháo hoa nổ từ TP Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai cho nhiều đối tượng trên cả nước.
Các đối tượng chủ yếu nhập pháo hoa nổ từ nước ngoài thông qua đường tiểu ngạch. Khi có khách đặt hàng, Đỗ Thành Tân sẽ lên vận đơn để chuyển hàng cho khách, thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
Các đối tượng trong vụ án.
Sau đó, Trần Anh Tuấn (sinh năm 1992, trú tại xã Vạn Xuân, tỉnh Phú Thọ), Nguyễn Văn Đại Hiệp (sinh năm 1996, trú tại xã Hương Sơn, TP Hà Nội) cùng một số đối tượng khác đã đặt mua số lượng lớn pháo hoa nổ của Quý để bán lại nhằm hưởng lợi chênh lệch.
Tang vật cơ quan Công an thu giữ
Quá trình vận chuyển, dù các đối tượng đã ngụy trang, nhét các hộp pháo nổ trà trộn cùng quần áo cũ trong các bao tải dứa nhưng vẫn không qua mặt được lực lượng chức năng. Ngày 4/7, Phòng Cảnh sát kinh tế bắt giữ Nguyễn Long Vân (sinh năm 1988, trú tại tỉnh Phú Thọ) khi đang nhận pháo hoa nổ.
Tiến hành khám xét các địa điểm liên quan đến đường dây mua bán pháo nổ tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Phú Thọ, cơ quan Công an đã thu giữ hơn 750 kg pháo hoa nổ và 44,1 kg nguyên liệu sản xuất pháo hoa nổ gồm thuốc pháo nổ, bột than, thuốc phóng, dây dẫn cháy tại chỗ ở, địa điểm kho của các đối tượng. Những loại pháo này chứa chất dễ cháy nổ như Kali Clorat, lưu huỳnh, thuốc pháo nổ, dây dẫn cháy cực kỳ nguy hiểm.
Tang vật cơ quan Công an thu giữ
Ngày 7/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã ra Quyết định Khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán hàng cấm đồng thời tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Đỗ Thành Tân, Nguyễn Quý, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Văn Đại Hiệp, Nguyễn Long Vân.
Phòng Cảnh sát kinh tế tiếp tục mở rộng điều tra, xử lý các đối tượng theo quy định.
Phát hiện xe tải vận chuyển 236 bộ quần áo không rõ nguồn gốc tại Hà Tĩnh
Chiều 11/6, lực lượng chức năng đã phát hiện và tạm giữ một xe tải vận chuyển 236 bộ quần áo không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ, ước tính trị giá khoảng 70 triệu đồng.
Cụ thể, vào chiều ngày 11/6, trong quá trình tuần tra kiểm soát tại Km11+300 trên tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh, Đội CSGT đường bộ Quốc lộ 1 (thuộc Phòng CSGT - Công an tỉnh Hà Tĩnh) đã phối hợp chặt chẽ với Tổ Quản lý thị trường TP Hà Tĩnh tiến hành kiểm tra xe tải mang biển kiểm soát 38C-168.83.
Lực lượng chức năng phát hiện 236 bộ quần, áo không có hóa đơn, chứng từ.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện trên xe đang vận chuyển 236 bộ quần, áo với tổng trị giá ước tính khoảng 70 triệu đồng. Tài xế điều khiển phương tiện là anh Trần Văn Quân (sinh năm 1987, trú tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã không xuất trình được bất kỳ hóa đơn, chứng từ nào có thể chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số hàng hóa này theo quy định.
Ngay sau đó, tổ công tác đã tiến hành lập biên bản vụ việc và bàn giao toàn bộ hồ sơ cùng tang vật cho Tổ Quản lý thị trường TP Hà Tĩnh để tiếp tục điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Ninh Bình: Phát hiện gần 80 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Ngày 19/5/2025, Đội Quản lý thị trường số 4 , Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình tiến hành kiểm tra tại Cửa hàng kinh doanh Tính Liễu – Hộ kinh doanh Nguyễn Tuấn Anh (Xóm 8, thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình).
Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Tuấn đang kinh doanh hàng hóa gồm: 10 túi sợi lọt xanh (loại 1kg/túi), 08 kg khô gà sợi, 08 kg khô bò sợi, 10 kg chuối sấy dẻo và 50 kg sợi đu đủ là hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ.
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm
Ngoài ra, Đoàn kiểm tra phát hiện cửa hàng đang kinh doanh nhiều loại thực phẩm (như: trà thái xanh, khoai tây, xúc xích) là hàng hóa do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật.
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm
Chủ cơ sở kinh doanh không xuất trình được bất kỳ hóa đơn, chứng từ nào để có căn cứ xác định tính hợp pháp của toàn bộ số hàng hoá nói trên.
Tiêu hủy tang vật
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 4 đã ban hành Quyết định xử phạt Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Tuấn đối với hành vi kinh doanh hàng hoá là thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và kinh doanh hàng hoá là thực phẩm nhập lậu với tổng số tiền phạt 10 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu huỷ toàn bộ hàng hoá vi phạm có trị giá gần 20 triệu đồng.
Thái Nguyên: Phát hiện, buộc tiêu hủy gần 1 tấn chân gà rút xương, cá nục không đảm bảo chất lượng
Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 4 thuộc Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên vừa phối hợp với Công an phường Ba Hàng kiểm tra đột xuất 01 cơ sở kinh doanh L.T.H trên địa bàn phường Ba Hàng, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện xử lý gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh đang bày bán 805kg thực phẩm đã qua sơ chế là Cá nục, ruột ốc đã qua sơ chế, chân gà rút xương. Trên bao bì chứa đựng sản phẩm không có thông tin của tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa, không có bất kỳ tài liệu gì kèm theo sản phẩm.
Chủ Hộ kinh doanh L.T.H không cung cấp được hoá đơn, chứng từ hay giấy tờ gì liên quan chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của số hàng hoá nêu trên. Tổng trị giá của số hàng hóa nêu trên theo giá niêm yết là hơn 29 triệu đồng.
Đội trưởng Đội QLTT số 4 đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh về hành vi “Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ”, với tổng số tiền phạt 17 triệu đồng; buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hoá là tang vật vi phạm hành chính nêu trên theo quy định.
Tang vật vi phạm hành chính bị buộc tiêu hủy theo quy định.
Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và ổn định thị trường, trong thời gian tới, Đội QLTT số 4 tiếp tục thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đặc biệt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quản lý, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội: Tạm giữ hơn 800kg thực phẩm không rõ nguồn gốc
Lực lượng chức năng Hà Nội vừa phát hiện và tạm giữ một lô hàng thực phẩm bao gói sẵn với tổng trọng lượng lên đến 807kg, bao gồm xúc xích, lạp xưởng, chả cá, chả mực và nhiều sản phẩm khác không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo thông tin từ Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Đội Quản lý Thị trường (QLTT) số 17, Chi cục QLTT thành phố Hà Nội đã phối hợp với Đội 7, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh trên.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng liên ngành đã phát hiện số lượng lớn thực phẩm bao gói sẵn do nước ngoài sản xuất nhưng không có bất kỳ hóa đơn, chứng từ nào chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của lô hàng.
Lô hàng bao gồm đa dạng các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, chả cá, chả mực, với tổng trị giá niêm yết ước tính trên 54 triệu đồng. Việc không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đặt ra nghi vấn lớn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của số hàng này, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Hiện tại, Đội QLTT số 17 đang tích cực phối hợp với Đội 7, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an thành phố Hà Nội để hoàn thiện hồ sơ vụ việc. Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành các bước điều tra tiếp theo để xác minh nguồn gốc thực sự của lô hàng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người dân Thủ đô.
Lạng Sơn: Ngăn chặn thực phẩm bẩn, tiêu hủy 1.3 tấn chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Chiều ngày 1/4/2024, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 tỉnh Lạng Sơn, phối hợp với đại diện Phòng Tổ chức Hành chính Chi cục QLTT tỉnh và Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Lộc Bình, đã tiến hành tiêu hủy 1.300 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Số hàng hóa vi phạm này thuộc sở hữu của ông Lành Văn Cam, trú tại thôn Bản Thín, xã Tú Mịch, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Tang vật vi phạm bao gồm 65 bao tải dứa, mỗi bao chứa 20kg chân gà đông lạnh chưa qua chế biến.
Lực lượng chức năng tiến hành tiêu hủy tang vật vi phạm
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, toàn bộ số chân gà này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch và tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng và vật nuôi.
Việc tiêu hủy số hàng hóa vi phạm này được thực hiện theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 15000044/QĐ-XPHC ngày 28/3/2025 của Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn.
Để ngăn chặn kịp thời việc tiêu thụ và lưu thông thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn trên thị trường, Đội QLTT số 3 cho biết sẽ tiếp tục tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn. Đồng thời, đơn vị sẽ kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại và người tiêu dùng trên địa bàn huyện Lộc Bình.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước chính thức hoạt động từ ngày 1/3
Từ ngày 1/3/2025, theo Nghị định 40/2025/NĐ-CP, mô hình Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) sẽ chấm dứt hoạt động. Thay vào đó, Bộ Công Thương sẽ thành lập Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, hợp nhất chức năng và nhiệm vụ của Tổng cục QLTT và Vụ Thị trường trong nước.
Các cơ quan quản lý thị trường địa phương sẽ tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ hiện tại cho đến khi chuyển giao Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh từ Tổng cục QLTT về Ủy ban Nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Việc chuyển giao này dự kiến hoàn thành trước ngày 1/6/2025, khi các Chi cục Quản lý thị trường sẽ trở thành đơn vị trực thuộc Sở Công Thương địa phương.
Chấm dứt mô hình Tổng cục Quản lý Thị trường từ ngày 1/3/2025
Trước đó, vào ngày 12/10/2018, Tổng cục QLTT được thành lập theo Quyết định 34/2018/QĐ-TTg, hoạt động theo mô hình hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương. Sau gần 7 năm hoạt động, mô hình này sẽ kết thúc vào ngày 1/3/2025.
Nghị định 40/2025/NĐ-CP cũng quy định cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương gồm 19 đơn vị trực thuộc, như Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp; Vụ Phát triển thị trường nước ngoài; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước; Cục Điện lực; Cục Công nghiệp; Cục Xuất nhập khẩu; và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số. Ngoài ra, Bộ còn có 3 đơn vị sự nghiệp là Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương; Báo Công Thương; và Tạp chí Công Thương. Như vậy, số lượng đầu mối trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương giảm từ 28 xuống còn 22 đơn vị.
Thủ tướng cũng ban hành Nghị định 40/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
Về cơ cấu tổ chức, Bộ Công Thương có 19 đơn vị trực thuộc giúp Bộ trưởng quản lý Nhà nước. Bao gồm Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Thanh tra bộ, Văn phòng bộ.
Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Cục Điện lực, Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công, Cục Công nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Hóa chất.
Ba đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý Nhà nước của bộ gồm Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương; Báo Công Thương và Tạp chí Công Thương. Bên cạnh đó, Vụ Chính sách thương mại đa biên được tổ chức 3 phòng, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài được tổ chức 6 phòng.
Quảng Bình: Phát hiện, thu giữ gần 1 tấn bánh các loại nhập lậu
Ngày 10/1/2025, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình cho biết, Đội Quản lý thị trường số 2 vừa phát hiện, thu giữ 950kg bánh các loại không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa, bị xem là hàng hóa nhập lậu theo quy định.
Cụ thể, ngày 09/01/2025, trên tuyến Quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình phối hợp với Phòng cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Quảng Bình đón dừng xe ô tô tải mang biển kiểm soát số 81H-032.84 do ông Bùi Văn Dũng có địa chỉ tại Thôn Thắng Trạch 2, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai điều khiển để kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu vi phạm.
Kết quả khám phương tiện vận tải phát hiện 950kg tấn thực phẩm các loại gồm bánh gạo phủ chocolate, bánh mì nhân sữa chua, bánh dẻo nhân chocolate sản xuất tại nước ngoài (trên bao bì thương phẩm của hàng hóa thể hiện ngôn ngữ bằng tiếng nước ngoài).
Tại thời điểm khám phương tiện, ông Bùi Văn Dũng - người điều khiển phương tiện vận tải không xuất trình được hóa đơn, chứng từ theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa ngay tại thời điểm kiểm tra theo quy định của pháp luật. Đồng thời, ông Bùi Văn Dũng cũng không cung cấp được mã tra cứu của hóa đơn điện tử liên quan đến số hàng hóa nói trên và sổ sách, giấy tờ liên quan đến việc giao nhận, vận chuyển hàng hóa.
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2 đã ban hành Quyết định tạm giữ toàn bộ số tang vật vi phạm nói trên để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật. Giá trị tang vật vi phạm bị tạm giữ ước tính 70 triệu đồng.
Cục QLTT Phú Yên tạm giữ 94 chiếc xe đạp điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Ngày 26/12/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên cho biết, đơn vị vừa phối hợp với lực lượng Công an tỉnh Phú Yên kiểm tra, phát hiện một vụ vận chuyển trái phép xe đạp điện. Theo đó, 94 chiếc xe đạp điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã bị tạm giữ…
Vào lúc 20 giờ 00 phút, ngày 24/12/2024, Tổ tuần tra của Đội Cảnh sát trật tự, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH – Công an tỉnh Phú Yên tuần tra kiểm soát và phát hiện xe ô tô tải mang biển kiểm soát 89C-097.XX do ông Đ.T.L, địa chỉ: Nguyễn Xá, phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên là người trực tiếp điều khiển. Qua kiểm tra, ông Đ.T.L trình bày toàn bộ hàng hóa là xe đạp điện và bình ắc quy, tổ kiểm tra tiến hành kiểm tra hóa đơn, chứng từ của hàng hóa và phát hiện toàn bộ hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Tổ tuần tra phối hợp với Đội 3, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Phú Yên và Đội Quản lý thị trường số 1, thuộc Cục QLTT Phú Yên để tiến hành khám phương tiện vận tải.
Lô hàng xe đạp điện vi phạm
Kết quả khám phương tiên vận tải, phát hiện trên xe vận chuyển gồm: Xe đạp điện (không có bình ắc quy) các hiệu ASUKA, TOKYNO, NTP BIKE, XS, ASUKI không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tổng số lượng: 77 chiếc; Bình ắc quy hiệu zhongyuanluotuo, loại 6-FM-14 và loại 6-FM-28, nhãn bằng tiếng nước ngoài không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, số lượng: 64 cái.
Tại thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo. Hàng hóa lưu thông trên thị trường không có dấu hợp quy trên hàng hóa; không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kèm theo. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 ban hành quyết định tạm giữ để tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo trình bày của ông Đ.T.L là lái xe (người quản lý hàng hóa) đã giao 10 xe đạp điện cho anh Kiệt – 09134556xx tại 117 Lê Lợi, phường 3, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Từ lý do trên, Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành thẩm tra xác minh địa chỉ 117 Lê Lợi, phường 3, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Vào lúc 10 giờ 00 phút, ngày 25/12/2024 Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp cùng với Công an phường 5; Đội 3, phòng cảnh sát kinh tế và Đội CSĐTTPKT và Ma túy – Công an tỉnh Phú Yên tiến hành kiểm tra Hộ kinh doanh Kiệt Hồng - Ngô Xuân Kiệt đang hoạt động kinh doanh bán lẻ xe đạp, xe đạp điện các loại. Tại địa chỉ: 117 Lê Lợi, phường 3, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Đội Quản lý thị trường số 1 phát hiện Hộ kinh doanh Kiệt Hồng - Ngô Xuân Kiệt đang trưng bày, bày bán xe đạp; xe đạp điện các loại có niêm yết giá tại cửa hàng, chi tiết gồm: Xe đạp điện (không có bình ắc quy) hiệu ASUKI, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, số lượng: 17 chiếc; giá niêm yết tại cửa hàng 7.000.000 đồng/chiếc. Tổng trị giá hàng hóa: 119.000.000 đồng theo giá niêm yết tại cửa hàng.
Đội Quản lý thị trường số 1 ban hành quyết định tạm giữ để tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật/.
Hải Dương: Bắt giữ đối tượng sản xuất, tàng trữ trái phép 192kg pháo nổ
Ngày 16/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Kim Thành (Hải Dương) đang tạm giữ Bùi Văn Toàn (27 tuổi, HKTT tại xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; tạm trú tại thôn Hợp Nhất, xã Lai Khê, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) phục vụ điều tra, làm rõ hành vi tàng trữ, sản xuất pháo nổ trái phép.
Trước đó, khoảng 12h20, ngày 15/12, Tổ công tác của Đội CSĐT tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy (Công an huyện Kim Thành) phối hợp Công an xã Lai Khê kiểm tra nơi ở trọ của Toàn, phát hiện 269 quả pháo tự chế; 18 cuộn pháo; 37 hộp pháo do nước ngoài sản xuất.
Bùi Văn Toàn và tang vật tại cơ quan công an
Tổng trọng lượng số pháo thu được 192kg cùng dụng cụ sản xuất pháo tự chế, dây dẫn và thuốc pháo.
Tại cơ quan Công an, Toàn khai nhận đang sản xuất pháo và tàng trữ pháo hộp để bán cho người có nhu cầu đốt chơi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhằm kiếm lời.
Cơ quan chức năng đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để xử lý vụ việc.