Đăng nhập

Lào Cai: Tạm Giữ 48 Thùng Carton Trái Cây, Kẹo Trái Cây Không Có Nguồn Gốc, Xuất Xứ

Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Lào Cai đã thực hiện kiểm tra và tạm giữ lô hàng bất hợp pháp tại địa phận thôn An Thành, xã Quang Kim, huyện Bát Xát. Trong số 48 thùng carton trái cây và kẹo trái cây, chủ sở hữu ông Nguyễn Giang Nam không xuất trình được hóa đơn và chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Vào ngày 21/12/2023, Đội QLTT số 2 đã phối hợp với Đội điều tra Tổng hợp Công an huyện Bát Xát và Công an xã Quang Kim thực hiện kiểm tra đột xuất lô thùng cát tông tại địa chỉ số nhà 007, đường D1 - An Thành. Trong 48 thùng carton, họ phát hiện một loạt hàng hóa nhập lậu, bao gồm táo đỏ, táo đen, nho khô, kẹo chái cây, và chà là.

Chủ nhân lô hàng là ông Nguyễn Giang Nam, không thể cung cấp các giấy tờ hợp pháp về nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa. Đội QLTT số 2 đã lập biên bản khám và tạm giữ toàn bộ số hàng để tiếp tục xử lý theo quy định pháp luật. Hành động này là một phần của chiến dịch kiểm tra và kiểm soát thị trường, nhằm đảm bảo sự trong sạch và an toàn cho người tiêu dùng trong giai đoạn cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Lạng Sơn: Phát hiện, bắt giữ hơn 1 tấn pháo nổ tại Chi Lăng

Công an tỉnh Lạng Sơn đã phá thành công một chuyên án, bắt giữ hơn 1 tấn pháo nổ tại huyện Chi Lăng. Các đối tượng liên quan đã được xác định và bị tạm giữ.

Vào hồi 18 giờ 30 phút ngày 22/12, tổ công tác của Công an thành phố Lạng Sơn phối hợp với Công an huyện Chi Lăng đã phát hiện biểu hiện nghi vấn tại sân nhà bà Trần Thị Đà. Điều tra chi tiết đã dẫn đến việc bắt giữ xe ô tô biển kiểm soát 12A – 203.57 của Vy Thị Huệ (SN 1985) và phát hiện 767 giàn pháo hoa nổ bên trong.

Đối tượng Vi Thị Huệ và tang vật vụ án.

Các loại pháo nổ này, với tổng trọng lượng hơn 1.101 kg, đều được sản xuất ở nước ngoài. Tổ công tác tiếp tục kiểm tra kho của nhà bà Trần Thị Đà và tạm giữ thêm 713 hộp pháo nổ.

Tại cơ quan công an, Vy Thị Huệ đã khai nhận hành vi mua pháo từ nhiều người khác nhau tại khu vực đường biên gần cửa khẩu Na Hình, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Sau đó, Huệ đưa pháo về kho và tiêu thụ khi có yêu cầu từ khách hàng.

Công an huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) thu giữ 1,1 tấn pháo.

Đây là vụ án pháo nổ có số lượng lớn nhất từ đầu năm 2023 đến nay tại Lạng Sơn. Chỉ trong khoảng từ ngày 15/12 đến nay, đã có 5 vụ, 7 đối tượng bị bắt liên quan đến mua bán, tàng trữ, và vận chuyển pháo nổ, với tổng cộng gần 1,2 tấn pháo các loại. Công an đang tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Phú Thọ: Bắt giữ nam thanh niên chế hàng trăm quả pháo nổ trái phép

Lực lượng chức năng phát hiện đối tượng chở thùng carton bên trong có chứa 197 khối hình trụ tròn, một đầu hình trụ được bịt kín, một đầu trụ tròn được gắn một sợi dây dẫn bằng nylon, cân nặng 52,1kg.

Công an huyện Lâm Thao bắt giữ đối tượng chế tạo pháo nổ trái phép cùng tang vật.

Ngày 16/12, tho thông tin từ Công an huyện Lâm Thao (Phú Thọ), đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ Nguyễn Ngô Tuyên (SN 2000, trú tại khu 12, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao) về hành vi sản xuất pháo nổ.

Cụ thể, sáng cùng ngày, tổ công tác thuộc Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Lâm Thao và Công an xã Xuân Lũng phát hiện Nguyễn Ngô Tuyên điều khiển xe mô tô chở theo sau 1 thùng bìa cát tông, có dấu hiệu nghi vấn.

Đối tượng Nguyễn Ngô Tuyên cùng tang vật tại cơ quan Công an

Tổ công tác tiến hành kiểm tra thì Tuyên nhảy xuống xe bỏ chạy nhưng không thành. Quá trình kiểm tra, phát hiện bên trong thùng bìa cát tông có 197 khối hình trụ tròn, một đầu bịt kín, đầu còn lại gắn 1 sợi dây dẫn bằng nilong. Tổng khối lượng là 52,1kg.

Tuyên khai nhận đây là pháo nổ do bản thân mình tự chế tại nhà.  Khám xét khẩn cấp chỗ ở của Tuyên, lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu… phục vụ cho việc chế tạo, sản xuất pháo nổ.

Hiện lực lượng chức năng Công an huyện Lâm Thao đang hoàn thiện hồ sơ xử lý đối tượng Nguyễn Ngỗ Tuyên theo quy định của pháp luật.

Chủ quán mua cần sa về dùng và bán lại cho khách kiếm lời

Liên quan đường dây tàng trữ, mua bán 4,5kg cần sa tại quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng), công an tiếp tục tạm giữ hình sự một chủ quán pub.

Ngày 7/12, Công an quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) đang tạm giữ hình sự 2 đối tượng để điều tra, làm rõ đường dây mua bán, tàng trữ trái phép 4,5kg cần sa.

Lượng lớn cần sa bị phát hiện trong vụ án.

Trước đó, lúc 0h30 cùng ngày, Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an quận Ngũ Hành Sơn kiểm tra phòng trọ trên đường Khuê Mỹ Đông 4 (phường Khuê Mỹ), bắt quả tang Phan Quốc Trọng (32 tuổi, trú xã Ea Đar, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) có hành vi tàng trữ, mua bán trái phép cần sa.

Cảnh sát thu giữ khoảng 4,5kg cần sa, 9 hộp giấy, 2 cối xay cần sa, 1 cân điện tử, 2 điện thoại di động.

Làm việc với cơ quan chức năng, bước đầu Phan Quốc Trọng khai nhận, đã lên mạng đặt mua 4,5kg cần sa của một đối tượng (không rõ danh tính) ở Đắk Nông với giá 25 triệu đồng.

Sau khi chuyển tiền, hàng được gửi xe khách đến Đà Nẵng. Nhận hàng xong, Trọng mang về phòng trọ cất giấu, xay nhỏ, đóng gói để bán kiếm lời.

Mở rộng vụ án, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an quận Ngũ Hành Sơn bắt đối tượng Trần Văn Thành Tiến (24 tuổi, trú đường Trưng Nữ Vương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), là chủ quán Pub trên đường Phan Tứ (quận Ngũ Hành Sơn).

Tiến khai nhận đã nhiều lần mua cần sa của Trọng để sử dụng và bán lại cho khách.

Qua test nhanh, Trần Văn Thành Tiến dương tính với chất ma túy.

Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

 

Quảng Bình: Cải hoán xe để vận chuyển trái phép hơn 6000 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm.

Các ô kính trên thân xe khách được dán decal tối màu để che kín, phần lớn số giường nằm trên xe đã được tháo bỏ, thay vào đó là những bao/thùng chứa những mặt hàng nhập lậu, giả mạo nhãn hiệu.

Ngày 25.11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa phát hiện vụ việc một xe ô tô được cải hoán để vận chuyển trái phép hơn 6000 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm.

Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 7 phối hợp với Tổ tuần tra kiểm soát giao thông thuộc Phòng Cảnh sát Giao thông - Công an tỉnh Quảng Bình khám xe ô tô khách mang BKS 47B-020.85 do Trần Phi Bình (trú xã Hòa Thắng, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) điều khiển.

Chiếc xe trên không chở khách mà đã được hoán cải để chở hàng hóa. Đặc biệt, các ô kính trên thân xe được dán decal tối màu để che kín, phần lớn số giường nằm trên xe đã được tháo bỏ, thay vào đó là những bao/thùng hàng đủ loại từ mỹ phẩm, thực phẩm đến áo quần, váy vóc, phụ tùng ô tô các loại...

Hàng hóa được cất dấu trong xe khách

Sau 2 ngày kiểm đếm, lực lượng chức năng đã phát hiện tổng cộng 6.270 đơn vị sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu vi phạm được vận chuyển trên xe ô tô khách nói trên.

Gồm: 261 đơn vị sản phẩm áo, quần các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Burberry, Chanel, Adidas, Nike, Puma...; 1.390 đơn vị sản phẩm áo, quần, mỹ phẩm, phụ tùng ô tô các loại sản xuất tại nước ngoài là hàng hóa nhập lậu; 4.619 đơn vị sản phẩm áo, quần, ốp điện thoại, thực phẩm, phụ tùng ô tô các loại là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trị giá lô hàng ước tính hơn 400 triệu đồng.

Hiện số tang vật vi phạm đã được Đội Quản lý thị trường số 7 đã thiết lập hồ sơ vụ việc, tạm giữ để tiếp tục xử lý.

 

Sơn La: Bắt giữ đối tượng vận chuyển thuê 19.200 sản phẩm thuốc lá điện tử

Công an huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La vừa bắt giữ đối tượng Đặng Văn Nhứ cùng tang vật là 19.200 sản phẩm thuốc lá điện tử.

Ngày 24/11, thông tin từ Công an tỉnh Sơn La, lực lượng công an vừa phát hiện, bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép số lượng lớn sản phẩm thuốc lá điện tử.

Đặng Văn Nhứ cùng tang vật bị thu giữ (Ảnh: Công an tỉnh Sơn La)

Trước đó, đêm 23/11, trong quá trình tuần tra kiểm soát trên tuyến Quốc lộ 6, lực lượng Công an huyện Mai Sơn phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông số 2, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Sơn La đã kiểm tra và phát hiện xe ô tô mang BKS: 27F-00xxx đi tuyến Điện Biên – Hà Nội. Điều khiển phương tiện là Đặng Văn Nhứ (sinh năm 1980, trú tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) điều khiển, cùng 2 phụ xe là Nguyễn Ngọc Cương (sinh năm 1986, trú tại phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên) và Lò Văn Quỳnh (sinh năm 1989, trú tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) vận chuyển 70 hộp cát tông chứa 19.200 sản phẩm thuốc lá điện tử.

Đặng Văn Nhứ tại cơ quan Công an (Ảnh: Công an tỉnh Sơn La)

Tại thời đ#f8f8f8; color: #333333; font-family: Arial, sans-serif; font-style: italic; text-align: center;">Đặng Văn Nhứ tại cơ quan Công an (Ảnh: Công an tỉnh Sơn La)iểm kiểm tra, tổ công tác yêu cầu xuất trình giấy tờ liên quan đến số hàng hóa trên, đối tượng Nhứ đã không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào, đồng thời khai nhận vận chuyển thuê cho một người khác với giá 30.000 đồng/hộp. Đang trong quá trình trả khách tại tiểu khu 2, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn thì bị phát hiện, thu giữ.

Hiện, vụ việc đang được cơ quan Công an tiếp tục điều tra làm rõ.

Thu Giữ Nhiều Dao Cạo Râu Giả Mạo Nhãn Hiệu Gillette Tại Hệ Thống Lamson 10K

Lực lượng Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra hàng chục điểm bán hàng thuộc hệ thống Lamson 10K ở quận Cầu Giấy, Ba Đình và Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, phát hiện nhiều sản phẩm dao cạo râu giả mạo nhãn hiệu Gillette - một nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Thông tin từ Cục Quản lý Thị trường thành phố Hà Nội cho biết, Đội Quản lý Thị trường số 6 và Đội Quản lý Thị trường số 14 vừa thực hiện kiểm tra tại 15 điểm kinh doanh của Hệ thống Lamson 10K trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình, Nam Từ Liêm. Trong số này, có 6 cửa hàng được phát hiện bày bán dao cạo râu mang nhãn hiệu Girlet Super Thin, AGirlet Super Men, Gillette Super Thin.

Lực lượng QLTT tại hiện trường kiểm tra

Theo đại diện bảo hộ nhãn hiệu Gillette tại Việt Nam, đa số các sản phẩm dao cạo râu tại 6 cửa hàng thuộc Hệ thống Lamson 10K đều có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillette và một số sản phẩm có thể xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Gillette.

Hàng hóa có dấu hiệu vi phạm bị thu giữ tại hiện trường

Lực lượng chức năng đã thu giữ hàng trăm dao cạo râu có dấu hiệu vi phạm. Nhãn hiệu Gillette đã được đăng ký bảo hộ tại thị trường Việt Nam. Để xác nhận các hành vi vi phạm, mẫu sản phẩm đã được gửi đến Công ty TNHH tư vấn THB - đơn vị bảo hộ nhãn hiệu của Gillette tại Việt Nam để kiểm tra và xác nhận xem hàng hóa tạm giữ là hàng thật hay hàng giả mạo nhãn hiệu Gillette.

Hiện lực lượng QLTT đang chờ kết quả giám định để làm cơ sở xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật

Theo quy định của Nghị định 105/2006/NĐ-CP, các yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bao gồm: dấu hiệu được gắn trên hàng hóa, bao bì, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo; trùng hoặc tương tự đến mức gây nhẫm lẫn với nhãn hiệu; sử dụng một cách không hợp pháp.

Lực lượng Quản lý thị trường đang chờ kết quả giám định để xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Hoàn thiện khung pháp lý quản lý thuốc lá thế hệ mới

Hiện nay trên thị trường các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng&hellip😉 đã và đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau như xách tay, tiểu ngạch, nhập lậu được trà trộn bán tại các cửa hàng kinh doanh hoặc rao bán trên các trang mạng xã hội.

Bên cạnh đó, trên thị trường có hàng chục nghìn loại hương liệu để sản xuất thuốc lá điện tử, trong đó có nhiều loại hương liệu chưa được đánh giá toàn diện về mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe. Những hương liệu này được bày bán công khai như các loại thuốc lá thông thường tại các cửa hàng tạp hóa đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người sử dụng. Theo kết quả tổng hợp của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong 8 tháng đầu năm 2023, lực lượng chức năng của Ban Chỉ đạo 389 bộ, ngành và địa phương đã phát hiện, xử lý 2.513 sản phẩm thuốc lá điện tử.

Đơn cử một số vụ việc do lực lượng Quản lý thị trường, Công an địa phương phát hiện gần đây như: Ngày 05/10/2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế PC03, Công an tỉnh Hà Nam kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Vĩnh Phát tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, phát hiện Công ty đang thực hiện hoạt động đóng gói và các hoạt động khác làm ra hàng hóa là thuốc lá điện tử các loại, số lượng hàng hoá thu giữa là 108.782 sản phẩm thuốc lá điện tử cùng nhiều nguyên phụ liệu, thiết bị đi kèm. Ngày 13/10/2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các lực lượng Công an, Hải quan, kiểm tra kho tập kết hàng hóa của một doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Thuận Thành, phát hiện 103.000 sản phẩm thuốc lá điện tử không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Ngày 29/9/2023, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, phát hiện bắt giữ 6.266 thùng tinh dầu các loại 30ml, 100ml thành phẩm, bán thành phầm, 217 thùng thực phẩm chức năng thành phẩm, bán thành phẩm, 2.600 thiết bị thuốc lá điện tử (VAPE), không có hóa đơn, chứng từ, 370 kg tem nhãn mác tinh dầu của nhiều hãng tại nước ngoài, nhiều dụng cụ, máy móc trang thiết bị sử dụng sản xuất, kinh doanh. 

Tuy nhiên, số vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả mặt hàng thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng bị phát hiện, xử lý chưa tương xứng với tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, trong thời gian tới Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương tiếp tục chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Biên phòng...  tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc nhập lậu, tàng trữ, vận chuyển và kinh doanh trái phép thuốc lá mới; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Về phía Bộ Công Thương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về ban hành văn bản thí điểm chính sách quản lý đối với thuốc lá thế hệ mới chủ yếu là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng có hương liệu. Trên cơ sở đó Bộ Công Thương làm việc với Bộ Y tế về chính sách quản lý đối với thuốc lá thế hệ mới, hiện vẫn đang trong quá trình rà soát, thống nhất quan điểm hoàn thiện chính sách. Theo đó, Bộ Công thương dự kiến đưa mặt hàng thuốc lá thế hệ mới vào đối tượng điều chỉnh của Nghị định thay thế Nghị định số 67/2013/NĐ-CP về kinh doanh thuốc lá để có hướng quản lý phù hợp. Dự kiến trình Chính phủ trong quý 4/2023.

TP.HCM: Tiêu Hủy Hơn 1000 Chai Dầu Gội Đầu Nhập Lậu, Xử Phạt Hành Chính Gần 100 Triệu Đồng

Cơ quan chức năng ở TP.HCM đã phát hiện và xử phạt hành chính một cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm về mỹ phẩm nhập lậu, đã tiến hành tiêu hủy hơn 1000 chai dầu gội đầu không có nhãn hiệu và xử phạt hành chính gần 100 triệu đồng.

Vào ngày 26/9/2023, Đội Quản Lý Thị Trường số 18 và Cảnh Sát Điều Tra Tội Phạm Về Kinh Tế cùng với Công An Xã Xuân Thới Sơn ở huyện Hóc Môn, TP.HCM đã tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Trong quá trình kiểm tra, đã phát hiện một cơ sở kinh doanh tại đường Nguyễn Thị Thử, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, do ông H. làm chủ, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Sau khi tiến hành kiểm tra, đoàn kiểm tra đã phát hiện tổng cộng 1.080 chai dầu gội xả 2 trong 1 có dung tích 650ml, được sản xuất tại Thái Lan, không có nhãn hiệu. Chủ cơ sở kinh doanh cũng không xuất trình được giấy tờ hóa đơn về lô hàng này. Ước tính giá trị của lô hàng nhập lậu này lên tới khoảng 300 triệu đồng.

Ngay sau khi phát hiện vi phạm của cơ sở kinh doanh, đoàn kiểm tra đã lập biên bản và tịch thu toàn bộ sản phẩm vi phạm, chờ xử lý.

Vào ngày 3/10, sau khi thiết lập hồ sơ và xem xét theo quy trình, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với ông H. về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là mỹ phẩm và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp phải đăng ký theo quy định, với tổng số tiền phạt là 97,5 triệu đồng. Ông H. cũng bị buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.

TP.HCM đang tăng cường công tác kiểm tra thị trường để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm kịp thời, nhất là trong các tháng cuối năm, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh.

Nguyễn Tiến Hiển: lô dầu gội đó đây
Mạng Lag : ăn phạt gần 100 củ xứng đáng
Nẵng Vỡ Mơ Tan: Sạch gầu, sạch luôn cả đầu 🙂

Bán hàng đã hết hạn sử dụng, bị xử phạt thế nào?

Điểm a, Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Nghị định số 98/2020/NĐ-CP) quy định về hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

Khoản 13, Khoản 14, Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như sau:

13. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

14. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Như vậy, tùy giá trị hàng hóa đã hết hạn sử dụng được bán mức xử phạt sẽ khác nhau và phải thực hiện các hình thức xử phạt bổ sung theo các quy định ở trên.

 

Nam Anh: Bán đồ hết HSD nhanh giàu lắm
Lacoste Chúa: Mấy viện thẩm mỹ liệu hồn nha :v
Bá Sơn Nguyễn: Cứ phạt thật nặng và đem tiêu hủy hết may ra k dám tái phạm