Đăng nhập

Chuyển hồ sơ vụ việc kinh doanh xe máy điện giả nhãn hiệu cho Công an Hà Nội điều tra, xử lý

Ngày 11/7/2025, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, vừa chuyển giao toàn bộ hồ sơ vụ việc kinh doanh xe máy điện có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIJA cho Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội tiếp tục xác minh, làm rõ hành vi vi phạm.

Trước đó, ngày 16/6/2025, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh đối với 02 Cửa hàng kinh doanh xe điện Trung Hiếu tại thành phố Hà Nội. Cả hai cở sở kinh doanh đều do ông Lê Văn Kiên (sinh năm 1978) làm chủ.

Vụ việc do Công an thành phố đề nghị phối hợp kiểm tra trước tình trạng buôn bán xe máy điện không đảm bảo chất lượng, hàng giả diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường xe điện chính hãng và là một trong những nguyên nhân chính gây mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy trong các vụ cháy lớn, nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua.

Kết quả kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện, tạm giữ trên 50 chiếc xe máy điện nhãn hiệu NIJA và một số xe nhãn hiệu khác có dấu hiệu nghi vấn là hàng giả (số khung, số máy).

Có mặt tại hiện trường, qua nhận diện sơ bộ, đại diện Công ty TNHH NIJA Việt Nam xác nhận, số xe máy được kinh doanh tại Cửa hàng kinh doanh xe điện Trung Hiếu không phải do đơn vị sản xuất, phân phối trên thị trường.

Xét thấy vụ việc có dấu hiệu tội phạm hình sự, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đã chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.

Được biết, đến nay, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 03 người có liên quan đến vụ án để tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm.

Kiểm tra điểm chứa trữ sữa, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm nhập lậu tại Hà Nội

Chiều ngày 13/6, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5, Chi cục QLTT thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra điểm cất giữ hàng hóa tại 62 phố Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng), phát hiện một lượng lớn hàng hóa nhập lậu.

Qua kiểm tra, lực lượng QLTT thành phố Hà Nội phát hiện hàng nghìn sản phẩm là sữa, thực phẩm chức năng, thực phẩm dành cho trẻ em và mỹ phẩm mang nhãn hiệu Altapharma, Hipp, Aptamil, Alete, Nivea… do Cộng hòa liên bang Đức sản xuất.

Tại thời điểm kiểm tra, nhân viên kho hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hành hóa. Lời khai ban đầu cho thấy, toàn bộ số hàng này được mua trôi nổi trên thị trường.

Lực lượng chức năng tiến hành thu giữ hàng hóa vi phạm

"Lực lượng chức năng đã lập biên bản thu giữ toàn bộ số hàng hóa. Hiện đang trong quá trình kiểm đếm" - đại diện đoàn kiểm tra cho biết.

Theo ông Lê Mạnh Thắng, Đội trưởng Đội QLTT số 5, để qua mắt lực lượng chức năng, chủ nhân lô hàng đã sử dụng địa điểm 62 phố Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng) làm kho lưu giữ hàng hóa, không phải điểm kinh doanh trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Để tiêu thụ hàng hóa mỹ phẩm, nước hoa không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chủ lô hàng sử dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook đăng hình, bài viết, clip chào bán các sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa…

Để đánh lạc hướng sự chú ý cơ quan chức năng, đối tượng tàng trữ buôn bán hàng lậu đã lợi dụng sự quản lý an ninh chặt chẽ của khu chung cư, hoặc chọn những căn nhà nằm ở ngoại thành, xa trung tâm để hoạt động tàng trữ hàng lậu. Để xóa dấu vết nơi sản xuất, mọi thông tin, giao dịch mua hàng đều thực hiện thông qua mạng xã hội, vận chuyển thông qua ship code.

"Tại địa điểm 62 phố Bạch Mai được ngân hàng thuê làm địa điểm giao dịch, còn đối tượng sử dụng những tầng trên cùng làm kho lưu giữ hàng hóa. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho lực lượng chức năng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn hàng lậu, hàng giả” - ông Lê Mạnh Thắng thông tin.

Bắc Giang: Xử phạt vi phạm, buộc tiêu hủy 355 kg thực phẩm đông lạnh

Ngày 29 tháng 5 năm 2025, Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Bắc Giang tiến hành kiểm tra Hộ kinh doanh L.T.C do bà L.T.C làm đại diện, có địa chỉ tại phường Ngô Quyền, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Lực lượng chức năng kiểm tra khu vực chứa hàng hóa vi phạm của Hộ kinh doanh L.T.C

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện Hộ kinh doanh L.T.C bày bán thực phẩm đông lạnh gồm có: 180 kg xương ống heo, 100 kg sườn heo và 75 kg ba chỉ bò. Toàn bộ số hàng hóa này không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa; không có thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa hoặc giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật. 

Hàng hóa vi phạm được tiêu hủy tại Công ty cổ phần Môi trường năng lượng xanh Asian Bắc Gang; địa chỉ tại phường Nham Biền, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Căn cứ hồ sơ vụ việc, Đoàn kiểm tra đã thiết lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh L.T số tiền 17.000.000 đồng; đồng thời, buộc tiêu hủy 355 kg thực phẩm đông lạnh vi phạm nêu trên có trị giá 27.260.000 đồng./.

Lạng Sơn: Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.

Căn cứ chỉ đạo của cấp trên, Đội Quản lý thị trường số 6 đã tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình thị trường. Qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ ngày 20/5/2025, Đội Quản lý thị trường số 6 phối hợp cùng Phòng PC03 Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện xe ô tô tải biển kiểm soát 12A-109.30 do ông Nguyễn Đình Sửu (địa chỉ huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) điều khiển.

Kết quả khám phương tiện phát hiện trên khoang chứa hàng hóa của xe ô tô tải có 1.500 kg chân gà được đựng trong 100 bao tải dứa, trên bao bì hàng hoá không có nhãn mác, chữ viết hay thông tin thể hiện nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá. Người điều khiển phương tiện không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hay bất cứ giấy tờ gì khác liên quan đến toàn bộ số chân gà nêu trên. Trị giá số hàng hóa trên khoảng 45.000.000 đồng.

Đội Quản lý thị trường số 6 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm để có căn cứ tiến hành thẩm tra, xác minh thông tin và xử lý các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, Đội Quản lý thị trường số 6 sẽ tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp nghiệp vụ và công các phối hợp để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm, góp phần đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.

Thái Nguyên: Thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm là thực phẩm nhập lậu trên địa bàn

Ngày 28/5/2025, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên cho biết, vừa phát hiện số lượng lớn chân gà, cánh gà, xúc xích được gắn mác “made in China” với tổng giá trị gần 30 triệu đồng.

Cụ thể, ngày 27/4, lực lượng Quản lý thị trường Thái Nguyên (QLTT) đã kiểm tra hộ kinh doanh T.V.T có địa chỉ tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên do ông T.V.T làm chủ.

Lực lượng QLTT phát hiện số lượng lớn chân, cánh gà và xúc xích "Made in China".

Đoàn kiểm tra phát hiện tại hộ kinh doanh đang bày bán 2.400 gói chân gà, 2.000 gói xúc xích que, 7.000 gói xúc xích, 5.750 gói cánh gà, 350 gói ớt bột có tổng trị giá gần 30 triệu đồng.

Toàn bộ số hàng hóa là thực phẩm trên vỏ gói có thể hiện dòng chữ bằng tiếng Anh "MADE IN CHINA” không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không có hóa đơn chứng từ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc của hàng hóa; không có tên địa chỉ của tổ chức cá nhận chịu trách nhiệm nhập khẩu và phân phối hàng hóa; chưa được cấp phép lưu thông trên thị trường, không đảm bảo an toàn, có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Giám sát thực hiện tiêu hủy hàng hóa theo quy định

Làm việc với đoàn kiểm tra, ông T.V.T không xuất trình được bất kỳ hoá đơn chứng từ gì liên quan chứng minh nguồn gốc hợp pháp của toàn bộ số hàng hóa trên.

Đoàn kiểm tra đã trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt đối với hộ kinh doanh T.V.T với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, phạt tiền 16 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm trên theo đúng quy định pháp luật.

Yên Bái: Kiểm tra, xử lý 132 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Trong quý 1/2025, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 (Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả) đã kiểm tra, xử lý 132 vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại.

Trong quý 1/2025, thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tăng cường phối hợp chặt chẽ, kịp thời ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường được triển khai thực hiện trên cơ sở căn cứ nhiệm vụ được giao của từng đơn vị và tình hình thực tế từng địa bàn.

Các lực lượng chức năng tiến hành tiêu hủy hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Để lành mạnh hóa thị trường, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Yên Bái đã tiến hành kiểm tra, xử lý 132 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, thu nộp ngân sách nhà nước trên 2,8 tỷ đồng. Trong đó, số tiền xử phạt hành chính trên 1,8 tỷ đồng, bán hàng tịch thu trên 330 triệu đồng, tiền thu lợi, truy thu thuế trên 710 triệu đồng, trị giá hàng tiêu hủy trên 609 tỷ đồng. Hàng cấm, hàng giả bị phát hiện, bắt giữ chủ yếu là quần áo, giày dép, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát, hoa quả tươi…. 

Để triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác đấu tránh, chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chỉ đạo các ngành thành viên theo dõi, nắm bắt diễn biến tình hình thị trường; chủ động phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất chân chính…

Cao Bằng: Kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội tại huyện Quảng Hòa

Thực hiện Kế hoạch 47/KH-BCĐ ngày 24/02/2025 của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Quảng Hòa kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Lễ hội tranh đầu pháo Thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa năm 2025. Từ ngày 28 đến ngày 01 tháng 03 năm 2025, Đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra 110 cơ sở kinh doanh thực phẩm phục vụ tại Lễ hội

Công chức Đội QLTT số 2 kiểm tra hàng hóa tại Lễ hội

Qua kiểm tra Đoàn kiểm tra ghi nhận so với lễ hội diễn ra các năm qua, các cơ sở kinh doanh tại lễ hội năm nay đã chấp hành các điều kiện quy định về an toàn thực phẩm.

Kết hợp với kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã tuyên truyền phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và kiến thức về đảm bảo an toàn thực phẩm cho người chế biến, sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; Qua đó nhằm nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm mùa Lễ hội.

Thiết Mộc Lan: cao bằng giờ quy củ lắm khác xưa nhiều
Nẵng Vỡ Mơ Tan: đảm bảo attp mùa lễ hội là điều rất cần thiết

Phú Yên: Phát hiện gần nửa tấn mỡ động vật nghi nhập lậu 

Ngày 13/1/2025, thông tin từ Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Phú Yên cho biết, đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Food Thành Phát Phú Yên, có trụ sở giao dịch ở 149 Trần Rến, khu phố 1, phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa (Phú Yên).

Trước đó, vào sáng 9/1, tổ công tác phối hợp giữa Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Phú Yên và Đội QLTT số 2 tiến hành kiểm tra hành chính cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nem, chả các loại của Công ty TNHH Food Thành Phát Phú Yên.

Cơ quan chức năng phát hiện doanh nghiệp sử dụng mỡ động vật nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Qua đó đã phát hiện doanh nghiệp này sử dụng 467kg nguyên liệu mỡ động vật đông lạnh do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Lô hàng mỡ động vật không có chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp đã bị buộc tiêu hủy

Cùng với việc xử phạt bằng tiền, quyết định xử phạt hành chính của Đội QLTT số 2 còn áp dụng biện pháp buộc Công ty TNHH Food Thành Phát Phú Yên phải tiêu hủy toàn bộ số mỡ động vật nêu trên. Được biết doanh nghiệp này do bà Nguyễn Thị Mỹ Trang làm giám đốc.