Đăng nhập

Triệt Phá Đường Dây Buôn Lậu Hơn 800kg Pháo, 3 Đối Tượng Bị Khởi Tố

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố và lệnh tạm giam 3 đối tượng ở huyện Thường Tín về hành vi buôn bán và vận chuyển hơn 800kg pháo nổ không theo quy định. Các đối tượng có tiền án tiền sự liên quan đến tội "Buôn bán hàng cấm" và "Cưỡng đoạt tài sản".

Cụ thể, vào ngày 22-12, Đào Văn Quý, Đào Đức Hiển, và Trần Văn Luân từ thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội bị Công an thành phố Hà Nội bắt quả tang khi vận chuyển pháo nổ. Đào Đức Hiển được bắt khi vận chuyển một thùng xốp chứa 25 hộp pháo và 5 cuộn pháo dây.

Đối tượng Hiển bị bắt quả tang.

Theo điều tra, Đào Văn Quý, người có hiểu biết về việc buôn bán pháo nổ, đã tổ chức mua và cất giấu pháo tại một kho nhà thuê. Quý sau đó bán pháo cho người có nhu cầu, sử dụng Đào Đức Hiển làm người vận chuyển.

Tang vật thu giữ.

Khám xét nhanh kho của Đào Văn Quý, Công an phát hiện 314 hộp pháo hoa, 41 cuộn pháo dây, và 19 pháo thanh dây. Nhà của Trần Văn Luân, em vợ của Quý, cũng được kiểm tra, phát hiện 127 hộp pháo hoa và 5 cuộn pháo dây.

Số pháo nổ tạm giữ được giám định và xác định có tổng trọng lượng là 808,3kg. Vụ án đang được tiếp tục điều tra để xác định nguồn gốc và xử lý theo quy định pháp luật.

Lạng Sơn: Bắt giữ 845kg thực phẩm hôi thối, không rõ nguồn gốc

Ngày 15/12, Công an tỉnh Sơn La phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện phương tiện vận chuyển gần 900kg thực phẩm hôi thối, không rõ nguồn gốc.

Số thực phẩm hôi thối bị cơ quan Công an bắt giữ.

Qua công tác nghiệp vụ, vào hồi 2h30’ngày 15/12, Phòng Cảnh sát ĐTTP về kinh tế, tham nhũng, môi trường, Công an tỉnh Sơn La chủ trì phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 – Cục Quản lý thị trường kiểm tra, phát hiện xe ô tô mang BKS 27G – 000.04 đang trả hàng tại khu vực Ngã ba 4G, QL6 (thuộc tổ 5, Phường Chiềng Sinh, TP Sơn La) trên xe có nhiều thùng xốp, là sản phẩm nội tạng trâu, bò đông lạnh đang bốc mùi hôi thối có trọng lượng 845kg, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng.

Tại cơ quan Công an, lái xe Trần Đình Khương (SN 1981, trú tại tổ 4, phường Thanh Trường, TP Điện Biên, tỉnh Điện Biên), thừa nhận số hàng trên được thu mua từ các tỉnh miền xuôi mang lên Sơn La bán kiếm lời.

Vụ việc đang được xử lý theo quy định của pháp luật.

Hà Tĩnh: Phát hiện 4 học sinh cấp 2 mua tiền chất thuốc nổ để chế tạo pháo ở Hà Tĩnh

Nhóm 4 học sinh THCS trên địa bàn huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) lên mạng tìm video hướng dẫn rồi mua hóa chất chế tạo pháo để thực hiện các bước tự chế thành pháo nổ.

Nhóm học sinh cùng tang vật thu giữ.

Ngày 5/12, tin từ Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Công an xã Sơn Phú (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) đã phát hiện 4 học sinh (đều 14 tuổi) có hành vi mua các tiền chất trên mạng xã hội về chế tạo pháo nổ, đơn vị đã mời các trường hợp trên lên làm việc.

Tại cơ quan Công an, các em học sinh này cho biết đã lên mạng tìm video hướng dẫn, mua hóa chất chế tạo pháo trên mạng xã hội rồi đưa về nhà riêng để thực hiện các bước tự chế thành pháo nổ.

Bước đầu, lực lượng công an đã thu giữ 1200 gram tiền chất thuốc nổ, 6 quả pháo tự chế, 3m dây cháy chậm.

Hiện, Công an xã Sơn Phú đang lập hồ sơ xử lý vụ việc, đồng thời phối hợp với gia đình và nhà trường có biện pháp xử lý học sinh vi phạm.

Khánh Hòa: Xử phạt 15 triệu đồng vì treo biển hiệu công ty không đúng quy định

Ngày 22/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa thông báo về việc xử phạt Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Minh Thịnh Phát với số tiền 15 triệu đồng do không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp.

Đội Quản lý thị trường số 3 đã tiến hành kiểm tra tại địa điểm kinh doanh của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Minh Thịnh Phát, đặc biệt là Lốp xe PARI, địa chỉ 1528 Hùng Vương, P. Cam Phú, TP. Cam Ranh. Kết quả kiểm tra cho thấy công ty này đã vi phạm hành chính vì không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp.

Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Minh Thịnh Phát và yêu cầu tháo dỡ biển hiệu để khắc phục hậu quả. Số tiền phạt là 15 triệu đồng.

Hiện công ty đã thi hành quyết định và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nhằm tuân thủ quy định và đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn.

Thanh Hóa: Xử phạt 01 Doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng giả mạo nhãn hiệu ngói Viglacera

Công ty TNHH XD và DVTM Đoàn Thoa ở tỉnh Thanh Hóa đã bị xử phạt 90 triệu đồng vì trưng bày và bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu ngói Viglacera. Các cơ quan thực hiện tiêu hủy 7.290 viên ngói giả mạo này.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH XD và DVTM Đoàn Thoa, địa chỉ: Đường Phố Cống, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, với số tiền 90 triệu đồng. Hành vi vi phạm là trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Đội Quản lý thị trường số 7 đã thực hiện kiểm tra đột xuất vào Công ty TNHH XD và DVTM Đoàn Thoa ngày 04/10/2023, địa chỉ: Đường Phố Cống, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Kết quả kiểm tra, Đội Quản lý thị trường số 7 đã phát hiện 7.290 viên ngói các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Viglacera, với tổng trị giá hàng hóa vi phạm là 44.305.000 đồng.

Toàn bộ số hàng hoá trên được xác định là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Viglacera.

Đội Quản lý thị trường số 7 đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH XD và DVTM Đoàn Thoa và chuyển hồ sơ vụ việc đến Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa trình Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, Đội Quản lý thị trường số 7 sẽ tiếp tục tăng cường quản lý địa bàn, phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại trên địa bàn. Đặc biệt, họ sẽ chú trọng kiểm tra các mặt hàng vật liệu xây dựng, hàng giả, hàng kém chất lượng, và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhằm đảm bảo sự ổn định trên thị trường và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp chân chính.

Thường xuyên trao đổi tình hình, chia sẻ thông tin để chống buôn lậu thuốc lá, đường cát

Ngày 18/10/2023 tại Kiên Giang, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với mặt hàng thuốc lá và đường cát.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Đặng Văn Dũng - Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, cho biết trong những năm qua, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thuốc lá và đường cát luôn được quan tâm và thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tăng thu ngân sách, bảo vệ sản xuất trong nước, bảo đảm an ninh kinh tế, trật tự, an toàn xã hội, quyền lợi, sức khỏe của người dân.

Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng thuốc lá, đường cát vẫn còn diễn biến phức tạp, các đối tượng móc nối, cấu kết hình thành các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại với thủ đoạn tinh vi, gây nhiều khó khăn cho các lực lượng chức năng trong việc phát hiện, xử lý vi phạm.

Ông Đặng Văn Dũng - Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, phát biểu khai mạc hội nghị.

Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ trái phép thuốc lá, đường cát diễn ra ở hầu hết các tuyến, địa bàn trọng điểm các tỉnh, thành phố.

Đối tượng thường lợi dụng sự chênh lệch về giá thuốc lá, đường cát giữa thị trường các nước tiếp giáp Việt Nam với thị trường trong nước, việc khó phân biệt đường cát ngoại với đường cát sản xuất trong nước, đặc điểm địa hình, thời tiết, khí hậu, giao thông… trên tuyến biên giới, cửa khẩu, cảng biển, vùng biển và địa bàn nội địa, nhu cầu tiêu thụ thuốc lá điếu, đường cát trong nước để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép thuốc lá, đường cát trên khu vực biên giới và kinh doanh, tàng trữ thuốc lá, đường cát nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng, không hóa đơn, chứng từ… tại địa bàn nội địa.

Hoạt động vi phạm nêu trên đã gây thất thu ngân sách, đẩy hoạt động sản xuất thuốc lá, đường cát trong nước vào tình thế khó khăn, tác động tiêu cực đến thị trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; nhất là các văn bản chỉ đạo về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả mặt hàng thuốc lá, đường cát.

Bên cạnh đó, chủ động nắm chắc tình hình, làm tốt công tác điều tra cơ bản; nhận diện phương thức, thủ đoạn, quy luật hoạt động, đối tượng, đường dây, tuyến địa bàn trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Các lực lượng, đơn vị, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp… thường xuyên trao đổi tình hình, chia sẻ thông tin, phối hợp phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả mặt hàng thuốc lá, đường cát...

Đồng thời, các lực lượng tiếp tục rà soát, kiến nghị xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với mặt hàng thuốc lá, đường cát.

Tạm giữ hơn 1.000 sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc

Ngày 6/10, Công an TP.Bà Rịa đang tiếp tục xử lý vụ kinh doanh các sản phẩm thuốc lá điện tử xảy ra trên địa bàn.

Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế - Ma túy, Công an TP.Bà Rịa phát hiện Quán COFEE W.SH. (tại đường Phạm Hùng, KP.2, phường Long Toàn, TP.Bà Rịa) có nhiều biểu hiện nghi vấn, bất thường.

Lực lượng chức năng làm việc với chủ cơ sở.

Sau một thời gian theo dõi, ngày 4/10, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế- Ma túy ập vào kiểm tra phát hiện tại địa chỉ trên có hơn 1.000 sản phẩm dùng cho thuốc lá điện tử (gồm: tinh dầu, máy hút, linh kiện...) không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ do ông N.T.Q. (SN 1988, trú tại TP.Bà Rịa) làm chủ. Lực lượng chức năng đã lập biên bản tạm giữ và niêm phong các sản phẩm trên để xử lý theo quy định của pháp luật.

Các sản phẩm tại quán không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Thuốc lá điện tử chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành tại thị trường trong nước, nhưng việc mua bán, quảng cáo đang diễn ra phổ biến, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội. Hiện thuốc lá điện tử có nhiều tên gọi khác nhau được thiết kế đa dạng, bắt mắt. Để lôi kéo người sử dụng một số đối tượng đã tìm đến một số người thích tìm tòi cái lạ, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên để cho dùng thử, khi đã quen thì tìm mua sử dụng.

Gần đây, lực lượng chức năng một số địa phương đã phát hiện trong tinh dầu thuốc lá điện tử có trộn chất ADB-Butinaca, thuộc nhóm cần sa tổng hợp, mới được đưa vào danh mục chất ma túy và tiền chất ma túy theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP ngày 25/8/2022.

Vương Minh: store sang chảnh quá
Nẵng Vỡ Mơ Tan: kiếm tiền thời 4.0 dễ quá mà :v
Trọng Hải: tôi nhìn qua có cả tinh dầu bò húc với cocacola là sao nhỉ

Bản tin Chuyển động thị trường - số 7 ngày 6/8/2023

Chương trình hôm nay sẽ có nội dung chính sau:

Tháng 7, cao điểm xử lý hoạt động kinh doanh trái phép khí cười N2O

Bắc Ninh: Phát hiện 1 cơ sở kinh doanh 305 chai rượu ngoại và nhiều loại hàng hóa khác không rõ nguồn gốc

Theo tin từ Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bắc Ninh, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Bắc Ninh vừa kiểm tra, phát hiện 1 cơ sở trên địa bàn thành phố Bắc Ninh kinh doanh số lượng lớn hàng hóa xuất xứ nước ngoài và nhiều loại hàng hóa khác không rõ nguồn gốc.

Theo đề nghị của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Bắc Ninh, ngày 14/07/2023, Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh phối hợp Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Bắc Ninh tiến hành kiểm tra hành chính hộ kinh doanh Đỗ Văn Tiến (địa chỉ tại Thửa 44, Tờ 31, phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).

enter image description here Hàng hóa vi phạm tại hộ kinh doanh Đỗ Văn Tiến.

Kết quả kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện: 305 chai rượu các loại do nước ngoài sản xuất (21 chai rượu Bacardi White Rum, 4 chai rượu Bacardi Gold Rum, 6 chai rượu Captian Morgan Dark, 17 chai rượu Vodka Smirnoff, 45 chai rượu Gordon Gin, 5 chai rượu Bombay Sapphire, 12 chai rượu Tequila Jose Cuervo Gold, 17 chai rượu Red Label, 17 chai rượu Ballantines, 25 chai rượu Jim Beam, 17 chai rượu Bols Blue Curacao, 16 chai rượu Jack Daniel, 6 chai rượu Bailey's, 4 chai rượu Cointreau, 8 chai rượu Kahlua, 38 chai rượu Jagermeister, 1 chai rượu Tanqueray, 12 chai rượu Bols Amaretto, 5 chai rượu BOLS Apricot Brandy, 6 chai rượu Bols Cacao White, 23 chai rượu Midori), trị giá 486.130.000 đồng; 187 kg khí N20, trị giá 33.660.000 đồng, 550 chiếc máy hút thuốc lá điện tử (dùng một lần), trị giá 66.000.000 đồng.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ hộ kinh doanh Đỗ Văn Tiến không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số hàng hóa nêu trên. Xác minh bước đầu, lực lượng chức năng xác định hộ kinh doanh Đỗ Văn Tiến có các hành vi vi phạm như sau:

(1) Kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mà không có giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;

(2) Kinh doanh hàng hóa là hóa chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

(3) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

(4) Kinh doanh hàng hóa nhập lậu là thực phẩm.

Hiện, vụ việc đang được lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh phối hợp xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bản tin Chuyển động thị trường - số 6 ngày 16/7/2023

Chương trình hôm nay sẽ có nội dung chính sau:

+ Phạt hành chính hơn 90 triệu đồng một hộ kinh doanh phân bón ở Tiền Giang

+ Phát hiện hàng nghìn sản phẩm, thực phẩm nhập lậu ở Lạng Sơn

+ Tiêu hủy gần 3 tấn thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc

+ Phát hiện kho sang chiết, thu giữ hơn 100 bình ‘khí cười’ ở Hà Nội

+ QLTT Hà Nội phát huy tốt vai trò thường trực trong Ban Chỉ đạo 389 thành phố