Quảng Nam: Phát hiện 2 đối tượng tàng trữ 7,9kg pháo nổ trái phép
Ngày 30/12, lãnh đạo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh thông tin, đơn vị vừa phát hiện và xử lý một vụ tàng trữ pháo nổ trái phép.
Qua công tác nắm tình hình, tối 29/12, lực lượng công an phát hiện 2 đối tượng có nhiều biểu hiện nghi vấn gồm: N.H.Th. (SN 2001, khối phố Tứ Hà😉 và L.H.Tr. (SN 1996, khối phố Giang Tắc, cùng phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn).
Hai đối tượng cùng tang vật vụ việc.
Tiến hành kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 2 đối tượng cất giữ 1 thùng carton bên trong chứa 5 hộp pháo, bề mặt mỗi hộp pháo có nhiều màu sắc. Tổng khối lượng 5 hộp pháo là 7,9kg.
Bước đầu làm việc, 2 đối tượng khai nhận đây là loại pháo nổ do Thái Lan sản xuất, mua trên mạng xã hội về bán lại kiếm lời.
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh đã bàn giao tang vật cho Công an thị xã Điện Bàn tiếp tục xác minh, xử lý theo thẩm quyền.
Đà Nẵng: Kiểm tra xe khách phát hiện thuốc lá lậu với số lượng lớn.
Kiểm tra ô tô khách, lực lượng CSGT Trạm CSGT cửa ô Hòa Hiệp (Phòng CSGT, Công an TP. Đà Nẵng) phát hiện thuốc lá lậu với số lượng lớn.
Ngày 29/12, lãnh đạo Trạm CSGT cửa ô Hòa Hiệp (Phòng CSGT, Công an TP. Đà Nẵng) cho biết, thực hiện tuần tra kiểm soát trên đường tránh Nam Hải Vân, lực lượng CSGT thuộc Trạm CSGT cửa ô Hòa Hiệp thực hiện kiểm ô tô khách có dấu hiệu vi phạm pháp luật về TTATGT thì phát hiện số lượng lớn hàng hóa lậu trên xe khách.
Lực lượng CSGT Trạm CSGT cửa ô Hòa Hiệp lập biên bản vụ việc
Cụ thể, vào lúc 9h30 ngày 29/12, tại Km11+ 300 đường tránh Nam Hải Vân (thuộc địa bàn phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên chiểu, TP. Đà Nẵng), tổ công tác của Trạm CSGT Cửa ô Hoà Hiệp dừng kiểm tra xe khách 16 chỗ BKS: 74B-008.41 do ông Nguyễn Minh Tính (SN 1980, trú phường 2, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) điều khiển.
Tổ công tác của Trạm CSGT Cửa ô Hoà Hiệp dừng kiểm tra xe khách 16 chỗ BKS: 74B-008.41
Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên xe chở 128 cây thuốc lá hiệu JET (1.280 gói). Ngay sau đó, tổ công tác đã lập biên bản bàn giao giấy tờ, phương tiện, hàng hóa (thuốc lá JET) cho lực lượng Cảnh sát kinh tế, Công an quận Liên Chiểu xử lý theo thẩm quyền.
Hải Dương: Tiêu Hủy Hàng Giả, Hàng Cấm, Không Rõ Xuất Xứ
Ngày 18 tháng 12 năm 2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương đã tổ chức quá trình tiêu hủy 67,116 đơn vị sản phẩm bao gồm hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc và xuất xứ, cùng với hàng hóa không đủ điều kiện lưu hành. Tổng giá trị của hàng hóa vi phạm này lên đến gần 1,2 tỷ đồng.
Giám sát việc bàn giao hàng hóa tiêu hủy từ kho lưu giữ lên phương tiện
Các sản phẩm thuộc nhiều nhóm khác nhau, như may mặc (quần áo, giầy dép, túi xách giả mạo nhãn hiệu), kim khí, điện máy, thiết bị điện tử (lưỡi cưa, lưỡi cắt, phụ tùng xe máy, bóng đèn, cầu chì... giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc và xuất xứ, không đủ điều kiện lưu hành), thực phẩm, thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, cá nhân (dầu gội, xà phòng, thực phẩm chức năng, đồ chơi trẻ em... giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc và xuất xứ, không đủ điều kiện lưu hành).
Niêm phong thùng xe trước khi vận chuyển về địa điểm hủy
Quá trình tiêu hủy đã được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, với kế hoạch chặt chẽ và khoa học từ khâu kiểm đếm, xuất kho đến quá trình tiêu hủy. Các biện pháp tiêu hủy được thiết lập phù hợp với từng loại hàng hóa, đảm bảo quá trình xử lý triệt để và không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Liên ngành giám sát chặt chẽ quá trình tiêu hủy
Quá trình tiêu hủy này được thực hiện tại Công ty Cổ phần Môi trường xanh Minh Phúc (huyện Bình Giang) và được giám sát chặt chẽ bởi các đơn vị liên ngành như Quản lý thị trường, Công an, và Tài chính.
Quảng Ninh: Phát hiện đối tượng vận chuyển trái phép 181kg pháo
Ngày 12/12, thông tin từ Đồn Biên phòng Quảng Đức (BĐBP tỉnh Quảng Ninh), đơn vị vừa quả tang bắt đối tượng vận chuyển 181kg pháo trái phép.
Trước đó, vào hồi 20h30 ngày 9/12, tại khu vực đường liên thôn thuộc bản Lý Quáng (xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà, Quảng Ninh), Đội Đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm (BĐBP tỉnh Quảng Ninh), Đồn Biên phòng Quảng Đức và Công an huyện Hải Hà phối hợp bắt quả tang Hoàng Xuân Phúc (SN 1987, trú tại thôn 4, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà đang vận chuyển 181kg pháo nổ trái phép.
BĐBP Quảng Ninh và CAH Hải Hà bắt quả tang đối tượng Hoàng Xuân Phúc vận chuyển gần 2 tạ pháo nổ
Trong đó có 9 thùng pháo giàn với tổng số 108 giàn pháo và 2 thùng pháo nổ với tổng số 20 bánh pháo.
Tại Cơ quan điều tra, Phương khai nhận, số pháo được mua từ đối tượng S. (ở gần xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu) với số tiền 37 triệu đồng.
Sau đó, Phương điều khiển xe ô tô bán tải BKS 14C-329.22 để vận chuyển pháo, chạy từ xã Hoành Mô (huyện Bình Liêu) về xã Quảng Sơn huyện Hải Hà
Khi di chuyển đến khu vực bản Lý Quáng (xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà, Phương bị lực lượng chức năng kiểm tra, bắt giữ.
Hiện, Đồn Biên phòng Quảng Đức đã bàn giao vụ việc cho Cơ quan CSĐT Công an huyện Hải Hà xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Theo nguồn tin của PV, Cơ quan điều tra đang khẩn trương hoàn tất hồ sơ vụ án, chuyển vụ việc sang Viện kiểm sát cùng cấp, sớm đưa vụ án ra xét xử trước Tết Nguyên đán, nhằm răn đe, tuyên truyền phổ biến pháp luật đến người dân, đặc biệt là khu vực vùng biên giới.
Những đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị cấm lưu thông và chế tài xử phạt hành vi buôn bán loại sản phẩm này
Hiện nay, các loại đồ chơi nguy hiểm, kích động bạo lực, ảnh hưởng đến giáo dục nhân cách của trẻ em vẫn được bán công khai tại nhiều cửa hàng, sàn thương mại điện tử.... Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã đưa ra thông tin khuyến cáo về các sản phẩm đồ chơi trẻ em bị cấm theo quy định hiện hành.
Những loại đồ chơi trẻ em bị cấm
Hiện nay, trên thị trường, sản phẩm đồ chơi trẻ em rất phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại và giá thành. Ngoài những sản phẩm quen thuộc, an toàn và có tính giáo dục, nhiều cửa hàng, website, ứng dụng, sàn thương mại điện tử hoặc mạng xã hội vẫn đăng bán công khai các loại đồ chơi nguy hiểm, thuộc danh mục đồ chơi kích động bạo lực, đồ chơi vi phạm thuần phong mỹ tục. Các sản phẩm này có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội và ảnh hưởng xấu đến người sử dụng, đặc biệt là trẻ em. Đây đều là những mặt hàng bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay.
Những sản phẩm đồ chơi trẻ em mô phỏng các loại vũ khí như súng, dao, kiếm,... tiềm ẩn nhiều mối nguy hại ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em, kích động bạo lực. Ảnh minh họa
Theo Mục X Quyết định 88/2000/QĐ-BTM ban hành danh mục chi tiết hoá hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hóa dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, những loại đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội bị cấm bao gồm:
1. Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng:
- Súng nén bằng hơi hoặc bằng lò-xo bắn đạn nhựa hoặc các loại đạn khác.
- Súng bắn nước, hơi nước; súng bắn phát quang hoặc bắn gây tiếng nổ.
2. Các loại đồ chơi có hình dáng giống các loại vũ khí khác:
- Giống lựu đạn, bom, mìn, bộc phá.
- Giống kiếm, mác, lê, dao găm, cung nỏ (làm bằng các loại vật liệu kể cả gỗ, tre, giấy nén...).
3. Các loại pháo: pháo nổ, pháo hoa, pháo đập, đạn đập làm bằng thuốc pháo hoặc bằng các loại vật liệu khác có thể gây cháy, bỏng.
4. Các loại đồ chơi ảo.
5. Các loại đồ chơi dưới dạng văn hóa phẩm (ấn phẩm, băng, đĩa), các loại đồ chơi điện tử có hình ảnh, âm thanh, hành động mô tả cảnh đánh nhau, giết người dã man hoặc những hành động xúc phạm nhân phẩm, phá hoại môi trường có hại về thẩm mỹ và giáo dục trẻ em.
6. Các phần mềm vi tính trò chơi điện tử có nội dung kích động bạo lực, mại dâm.
7. Các loại đồ chơi dùng điện có điều khiển từ xa có thể gây nhiễu cho các đồ dùng trang thiết bị khác hoặc không bảo đảm an toàn cho trẻ em.
8. Các loại đồ chơi có sử dụng quốc kỳ, bản đồ Việt Nam, ảnh lãnh tụ không đúng với quy định, có mục đích xấu.
Các mặt hàng đồ chơi không lành mạnh dù bị cấm vẫn được bán tràn lan trên mạng. Ảnh minh họa
Hành vi buôn bán các sản phẩm đồ chơi nguy hiểm bị xử phạt như thế nào?
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, chế tài đối với hành vi buôn bán các sản phẩm đồ chơi nguy hiểm, sản phẩm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em, buôn bán hàng cấm được quy định như sau:
- Theo khoản 2 Điều 30 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, các hành vi vi phạm quy định về cung cấp các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất là 50.000.000 đồng.
- Theo Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất là 80.000.000 đồng và có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Theo Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, người có hành vi buôn bán hàng cấm còn có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đến 100.000.000 đồng tùy theo giá trị của hàng cấm đó, trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân theo điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP. Người có hành vi vi phạm còn phải chịu hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Sản xuất, buôn bán thuốc HepBest 25mg giả
Ngày 8/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Thanh Xuân (Thành phố Hà Nội) cho biết, đơn vị đang điều tra vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” tại số 67 ngõ 126 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Tem giả được sử dụng
Trước đó, ngày 15/8, Công an quận Thanh Xuân phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra tại số 67, ngõ 126 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện và tạm giữ các sản phẩm thuốc nhãn hiệu HepBest 25mg (chuyên điều trị viêm gan 😎 là thuốc giả. Quá trình điều tra xác định, Nguyễn Thị Sáng (sinh năm 1991, ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) là chủ sở hữu của số thuốc HepBest 25mg giả nêu trên.
Hiện, cơ quan Công an đang làm rõ các cá nhân, tổ chức đã mua bán, sử dụng thuốc nhãn hiệu HepBest 25mg của Nguyễn Thị Sáng để mở rộng điều tra.
Khởi tố giám đốc buôn lậu gần 620 tấn hạt điều
Tự ý bán ra thị trường nội địa gần 620 tấn hạt điều thô là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, giám đốc một doanh nghiệp tại Bình Thuận đã bị cơ quan Công an khởi tố hình sự.
Ngày 24/10/2023, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Công Kính (sinh năm 1983, trú tại thôn Lập Bình, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam) về hành vi “buôn lậu”; đồng thời, tiến hành khám xét nơi làm việc của ông Kính và thu giữ các tài liệu có liên quan để phục vụ công tác điều tra.
Cơ quan Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Công Kính.
Căn cứ vào kết quả điều tra, Công ty C.T.P (có trụ sở chính tại thôn Lập Bình, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam) do ông Nguyễn Công Kính làm chủ sở hữu, điều hành và chịu trách nhiệm; hoạt động trên lĩnh vực buôn bán nông sản, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa).
Công ty C.T.P bắt đầu nhập khẩu hạt điều thô từ các nước châu Phi để làm nguyên liệu sản xuất hạt điều nhân xuất khẩu từ tháng 6/2014 - 11/2017; hoạt động xuất khẩu hạt điều nhân bắt đầu từ tháng 8/2014 - 07/2019. Nơi đăng ký, mở tờ khai hải quan nhập khẩu, xuất khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Bình Thuận thuộc Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai.
Trước đó, qua thu thập thông tin, ngày 1/3/2022, Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan đối với Công ty C.T.P đã phát hiện số lượng nguyên liệu hạt điều chênh lệch tồn kho thực tế ít hơn so với khai báo Hải quan gần 620 tấn hạt điều thô.
Qua đấu tranh, ông Nguyễn Công Kính khai nhận, công ty đã tự ý bán số điều này cho 3 doanh nghiệp và 1 cá nhân trong nước, nhưng không khai báo cơ quan Hải quan theo quy định. Vụ việc được cơ quan Hải quan chuyển cho Công an Bình Thuận điều tra theo thẩm quyền.
Cơ quan Công an nhận định, việc ông Nguyễn Công Kính dùng pháp nhận Công ty C.T.P để nhập khẩu hạt điều thô, nhưng không tiến hành sản xuất để xuất khẩu mà tự ý chuyển bán tiêu thụ nội địa, không thực hiện đúng các trình tự, thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan; quy định quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đã xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ.
Nghệ An: Bắt quả tang người phụ nữ tàng trữ 1.000 viên ma túy
Ngày 7/8, thông tin từ Trạm Cảnh sát giao thông Diễn Châu (huyện Diễn Châu, Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa phát hiện và bắt quả tang Quang Thị Xoan (SN 1987), trú tại xã Mường Nọc, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An tàng trữ 1.000 viên ma túy.
Đối tượng Quang Thị Xoan
Theo đó, trong quá trình tuần tra tại Quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tổ công tác của Trạm Cảnh sát giao thông Diễn Châu đã phát hiện và bắt quả tang một đối tượng Quang Thị Xoan về hành vi 'Tàng trữ trái phép chất ma túy'.
Tang vật là 1.000 viên ma túy.
Tang vật thu giữ gồm 5 gói ni lông màu xanh, bên trong mỗi gói có nhiều viên ma túy tổng hợp (hồng phiến). Tổng số ma túy mà đối tượng tàng trữ là 1.000 viên.
Tổ công tác Trạm Cảnh sát giao thông Diễn Châu sau đó đã bàn giao đối tượng và tang vật cho Công an huyện Diễn Châu xử lý theo quy định của pháp luật.
Thành phố Hồ Chí Minh: Tiêu hủy 52 tấn đường nhập lậu không rõ nguồn gốc
Ngày 17-7, lực lượng chức năng tại thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành tiêu hủy 52 tấn đường tinh luyện nhập lậu không rõ nguồn gốc, với nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người.
Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, việc tiêu hủy hàng hóa này bao gồm 1.040 bao đường tinh luyện có trọng lượng 50kg/bao (tương đương 52.000kg). Những bao đường này đã hết hạn sử dụng và không đảm bảo an toàn sử dụng, có khả năng gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.
https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2023_07_17_8_46378916/9455106ebb23527d0b32.jpg.webp" alt="enter image description here" />
Các cơ quan chức năng đã phối hợp với các bên liên quan để giám sát và thực hiện việc tiêu hủy hàng hóa này. Theo Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, đây là một trong những tang vật vi phạm hành chính liên quan đến hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng giả mạo nhãn hiệu. Điều này đã vi phạm Quyết định của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu do vi phạm hành chính gây ra đối với trường hợp không xác định được cá nhân/tổ chức vi phạm hành chính.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, lực lượng Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh đã tiêu hủy hàng giả, hàng cấm và hàng không đủ điều kiện lưu thông trị giá hơn 30 tỷ đồng, số liệu này tăng 93% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy nỗ lực không ngừng của các cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo an ninh lương thực trong thành phố.
Quảng Ninh: Khởi tố đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy
Ngày 6/7, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái (BĐBP Quảng Ninh) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy và bàn giao đối tượng Phạm Đăng Dũng cho cơ quan Công an thành phố Móng Cái tiếp tục điều tra, xử lý.
Trước đó, lúc 3 giờ ngày 3/7, trong khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo vệ biên giới tại khu vực đại lộ Hòa Bình (khu 1, phường Trần Phú, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), đội tuần tra, kiểm soát của Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái đã phát hiện, bắt quả tang đối tượng Phạm Đăng Dũng (sinh năm 1983, trú tại xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) đang vận chuyển 2 túi nilon màu trắng, bên trong có 1 túi nilon chứa 100 viên nén hình trụ tròn màu hồng và 1 viên nén hình trụ tròn màu xanh; 1 túi nilon có chứa 10 gói nhỏ chứa 6 gói giấy màu trắng, bên trong có chứa tinh thể màu trắng; 4 gói nilon màu vàng, bên trong chứa chất tinh thể màu trắng.
Cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái lấy lời khai đối tượng Phạm Đăng Dũng.
Theo kết luận giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Quảng Ninh, toàn bộ số tang vật thu giữ là ma túy, với tổng trọng lượng 10,63 gram.
Đối tượng Phạm Đăng Dũng khai nhận, số ma túy trên do một người đàn ông không quen biết nhờ cất giữ hộ.
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và bàn giao đối tượng Phạm Đăng Dũng cho cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Móng Cái tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.