Đăng nhập

Vợ chồng ở Đắk Nông mua 1 bánh heroin về bán lẻ cho con nghiện, bị bắt quả tang

Ngày 8/7, Công an huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với 3 đối tượng về hành vi tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy.

Các đối tượng bị bắt giữ gồm: Phàng A Thành (SN 1990, trú tại huyện Tuy Đức), Vàng Thị Sầu (SN 1996, vợ của A Thành) và Chìu Nhật Trường (SN 1998, trú tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước).

Công an thu giữ các gói ma túy được chia nhỏ để bán lẻ

Theo kết quả điều tra ban đầu, do thiếu tiền tiêu xài, vợ chồng A Thành và Vàng Thị Sầu đã bàn nhau mua ma túy về bán lẻ kiếm lời. Trong hai ngày 20 và 21/6, A Thành đã qua tỉnh Bình Phước mua 1 bánh heroin với giá 80 triệu đồng, sau đó mang về nhà chia nhỏ để bán.

Ngày 28/6, khi Vàng Thị Sầu đang bán heroin cho Chìu Nhật Trường tại nhà thì bị lực lượng chức năng bắt quả tang cùng tang vật. Cơ quan công an thu giữ tại hiện trường hàng chục gói heroin với trọng lượng tương đương 1 bánh heroin, cùng 1 cân tiểu ly tự chế.

Vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ.

Phát hiện hơn 5 tấn móng giò lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc tại Lạng Sơn

Ngày 7/6, Thông tin từ Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn, Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn vừa phối hợp với các lựng lượng kiểm tra, phát hiện, tạm giữ hơn 5 tấn móng giò lợn đông lạnh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. 

Cụ thể, ngày 29/5/2024, Tổ công tác gồm Đồn Biên phòng cửa khẩu Chi Ma, Đội đặc nhiệm phòng chống Ma túy và tội phạm thuộc Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Lạng Sơn, Đội Quản lý thị trường số 3, Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma, Công an xã Yên Khoái và Đội 389 tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành kiểm tra đột xuất container lạnh số hiệu WHLU 774084 (3) tại bãi đất vườn ông Hoàng Văn Ngắn.

Lực lượng chức năng kiểm tra số hàng hóa vi phạm

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện bên trong container có 263 bao tải dứa màu vàng, bên trong chứa móng giò lợn đông lạnh với tổng trọng lượng hơn 5,2 tấn, tổng giá trị lô hàng ước tính trên 200 triệu đồng. Tuy nhiên, chủ hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Tại thời điểm kiểm tra, có mặt ông Hoàng Văn Ngắn - chủ nhà cho thuê container chứa hàng, tuy nhiên chủ hàng vẫn chưa được xác định. Lực lượng chức năng đã tạm giữ toàn bộ số móng giò lợn và lập hồ sơ để điều tra làm rõ vụ việc, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Quảng Bình: Xử phạt 130 triệu đồng đối với đối tượng kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Cục Quản lý Thị trường tỉnh Quảng Bình vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Đào Văn Thành, trú tại thôn Đào Xá, xã Vĩnh Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Ông Thành bị xử phạt với tổng số tiền 130 triệu đồng về 03 hành vi vi phạm, bao gồm vận chuyển hàng cấm, cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Sự việc diễn ra vào ngày 12/4/2024, khi Đội Quản lý Thị trường số 2, Cục Quản lý Thị trường tỉnh Quảng Bình tiến hành kiểm tra phương tiện ô tô tải do ông Đào Văn Thành điều khiển. Trong quá trình kiểm tra, phát hiện ông Thành vận chuyển 680 bao thuốc lá điếu nhập lậu và một số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đoàn kiểm tra đã tạm giữ số hàng vi phạm và lập hồ sơ vụ việc để chuyển cho Cục Quản lý Thị trường tỉnh Quảng Bình xử lý. Cục đã ra Quyết định xử phạt ông Đào Văn Thành với số tiền phạt 130 triệu đồng và tịch thu số hàng vi phạm để tiến hành tiêu huỷ. Quá trình tiêu huỷ được thực hiện vào ngày 06/5/2024 dưới sự giám sát của Đội Quản lý Thị trường số 2 và đại diện các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Cục.

Buộc tiêu hủy 680 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Hành động xử phạt này nhằm tăng cường quản lý thị trường, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo công bằng trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Ninh Thuận: Tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá hơn 200 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường Ninh Thuận đã phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh tiến hành tổ chức tiêu hủy hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng.

Cục Quản lý thị trường Ninh Thuận đã phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Thuận, Báo Ninh Thuận tiến hành tổ chức tiêu hủy hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng gồm phụ tùng xe máy các loại, đồ chơi trẻ em, quần áo các loại, bánh kẹo, sữa, khẩu trang, sơn móng tay, sơn nước, cục tẩy, keo dán, xi măng… tại Nhà máy xử lý rác Nam Thành thuộc Công ty TNHH XD-TM & SX Nam Thành. Với tổng trị giá hàng hóa vi phạm bị tiêu hủy hơn 200 triệu đồng.

Theo Cục Quản lý thị trường Ninh Thuận tất cả số hàng hóa trên được tiêu hủy theo đúng phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dưới sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng giám sát tiêu hủy và các đơn vị liên quan. Quá trình tiêu hủy được diễn ra công khai, an toàn, theo đúng quy định pháp luật, bảo vệ môi trường và không gây ảnh hưởng độc hại tới môi trường sống xung quanh.

Sản xuất thực phẩm có chất cấm, Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển bị xử phạt hơn 11 tỷ đồng

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển số tiền trên 11 tỷ đồng với 6 hành vi vi phạm.

Cụ thể, Công ty TNHH Sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển, địa chỉ tại Điểm công nghiệp Đan Phượng (huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) có các hành vi vi phạm hành chính.

Hành vi 1, công ty này đã sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Bổ hoàn dương plus (Số lô: 02.2022, NSX: 11/5/2022, HSD: 10/5/2025; thực phẩm bảo vệ sức khỏe: giấm táo slim hỗ trợ giảm béo (số lô: 01.2022, NSX: 26/2/2022, HSD: 25/2/2025); thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Nio Slim hỗ trợ giảm béo (trên nhãn không ghi số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng); sản phẩm Stony bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý (số lô: 03.2022, NSX: 12/5/2022, HSD: 11/5/2025) mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP).

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ hoàn dương plus (số lô: 02.2022, NSX: 11/5/2022, HSD: 10/5/2025) là một trong các sản phẩm vi phạm. 

Hành vi 2 là sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe: giấm táo slim hỗ trợ giảm béo (số lô: 01.2022, NSX: 26/2/2022, HSD: 25/2/2025); thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Nio Slim hỗ trợ giảm béo (trên nhãn không ghi số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng); sản phẩm Stony bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý (số lô: 03.2022, NSX: 12/5/2022, HSD: 11/5/2025) thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm mà không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Hành vi 3 là sản xuất thực phẩm Kumiko slim mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Hành vi 4 là không đầy đủ thiết bị chuyên dụng để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố khác ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm đối với từng loại sản phẩm.

Hành vi 5 là vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa (sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ hoàn dương plus (Số lô: 02.2022, NSX: 11/5/2022, HSD: 10/5/2025). Tổng giá trị hàng hóa vi phạm là 307,5 triệu đồng.

Hành vi 6 là sử dụng chất cấm (Sildenafil, Sibutramine) trong sản xuất, chế biến thực phẩm; sản phẩm thực phẩm có chất cấm là: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ hoàn dương plus (số lô: 02.2022, NSX: 11/5/2022, HSD: 10/5/2025). Sản phẩm Stony bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý (số lô: 03.2022, NSX: 12/5/2022, HSD: 11/5/2025); thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Giấm táo slim hỗ trợ giảm béo (số lô: 01.2022, NSX: 26/02/2022, HSD: 25/02/2025).

Tổng tiền phạt của 6 hành vi nêu trên là trên 11 tỷ đồng, ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm cũng đưa ra hình thức xử phạt bổ sung như: Đình chỉ hoạt động sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe 11 tháng đối với Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển, kể từ ngày 1/3/2024; tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ hoàn dương plus 22 tháng.

Đồng thời, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển buộc thu hồi và thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc tiêu hủy thực phẩm vi phạm đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Nio Slim hỗ trợ giảm béo nêu tại hành vi 1 và 2.

Buộc thu hồi và tiêu hủy thực phẩm vi phạm khác, bao gồm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ hoàn dương plus nêu tại hành vi 1, 5, 6; giấm táo slim hỗ trợ giảm béo và sản phẩm Stony bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý nêu tại hành vi 1, 2, 6. Buộc thu hồi và thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc tiêu hủy thực phẩm vi phạm đối với sản phẩm thực phẩm Kumiko slim nêu tại hành vi 3./.

Long An: Phát Hiện Khoảng 2 Tấn Hàng Hóa Nghi Nhập Lậu Qua Livestream Trực Tuyến

Ngày 10/01/2024, Đội Quản Lý Thị Trường số 6 (Cục Quản Lý Thị Trường Long An) phối hợp với Phòng Cảnh Sát Kinh Tế Công An tỉnh đã tạm giữ khoảng 2 tấn hàng hóa gia dụng có dấu hiệu nhập lậu tại một cơ sở đang sử dụng hình thức livestream bán hàng trực tuyến ở huyện Bến Lức.

Qua thực hiện các biên pháp nghiệp vụ, Đội QLTT số 6, Cục QLTT Long An phát hiện Hộ kinh doanh thu mua phế liệu có trụ trên địa bàn huyện Bến Lức tổ chức hoạt động livestream trực tuyến bán hàng hóa gồm các mặt hàng sành, sứ, gốm, thủy tinh các loại, quạt điện cầm tay, bình nước giữ nhiệt, máy pha cà phê trên nền tảng Facebook có dấu hiệu nhập lậu.

Ngày 10/01/2024, đội kiểm tra đã tiến hành kiểm tra tại Cảng Rạch Chanh và phát hiện nhiều sản phẩm gia dụng, bao gồm chén, dĩa, ly, quạt điện cầm tay, bình giữ nhiệt, máy pha cà phê, với tổng trọng lượng khoảng 2 tấn. Sản phẩm này xuất phát từ Trung Quốc và đã qua sử dụng. Người đại diện hợp pháp của cơ sở không thể xuất trình được hóa đơn và chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Đội Quản Lý Thị Trường số 6 đã quyết định tạm giữ toàn bộ số hàng hóa để tiến hành xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật. Hành động này nhằm đảm bảo sự minh bạch và an toàn cho người tiêu dùng, đồng thời ngăn chặn tình trạng nhập lậu trên nền tảng trực tuyến.

 Hà Nội: Phát hiện và thu giữ số lượng lớn thuốc lá nhập lậu

Đội 6, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá một kho thuốc lá nhập lậu với số lượng lớn. Đây là một trong những vụ phát hiện và thu giữ thuốc lá nhập lậu lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong quá trình tuần tra, kiểm soát địa bàn, tổ công tác của Đội 6 đã phát hiện và tiến hành kiểm tra đột xuất một ô tô có nhiều biểu hiện nghi vấn do Nguyễn Thanh Huy (sinh năm 1988); HKTT tại huyện Gia Lâm điều khiển.

Cơ quan công an đã khám xét khẩn cấp chỗ ở và kho chứa hàng của Nguyễn Thanh Huy.

Quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện 9 thùng carton, bên trong chứa 4.300 bao thuốc lá điếu các loại do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc. Tiếp theo đó, căn cứ lời khai của Nguyễn Thanh Huy, cơ quan công an đã khám xét khẩn cấp chỗ ở và kho chứa hàng của Nguyễn Thanh Huy, kết quả thu giữ được 122.620 bao thuốc lá điếu các loại ghi nhãn mác nước ngoài như BLEND No.555 “xanh”, RAISON ICE CAFÉ, RAISON ORANGE CAFÉ, ESSE GOLDEN LEAF.

Tang vật thu giữ được.

Tại cơ quan công an, Nguyễn Thanh Huy khai nhận, khoảng đầu năm 2022, do không có nghề nghiệp ổn định nên Huy bắt đầu buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất để kiếm lời. Huy mua thuốc lá do nước ngoài sản xuất trôi nổi trên thị trường. Sau đó, sử dụng mạng xã hội đăng bài giao bán.Tất cả các giao dịch được sử dụng dưới hình thức chuyển khoản nhằm trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Mỗi tháng, Huy thu lời khoảng 10.000.000đ từ việc buôn bán thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất.

Căn cứ tài liệu, chứng cứ đã thu thập, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã quyết định ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Thanh Huy về tội buôn bán hàng cấm để tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Quảng Ninh: Bắt giữ 02 vụ vận chuyển số lượng lớn thuốc lá điếu ngoại và nội tạng động vật đông lạnh không rõ nguồn gốc.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã thông tin về việc liên tiếp bắt giữ hai vụ vận chuyển lượng lớn thuốc lá và nội tạng động vật không rõ nguồn gốc.

Tang vật 960 kg nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc được lực lượng chức năng tiêu hủy theo quy định.

Vụ 1: Bắt giữ 960 kg nầm lợn đông lạnh

Ngày 06/11/2023, tại khu vực bờ sông biên giới phía Việt Nam thuộc xã Quảng Đức, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, Đồn Biên phòng Quảng Đức phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh đã phát hiện và thu giữ 960 kg nầm lợn đông lạnh (chứa trong 32 bao tải) không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đồn Biên phòng Quảng Đức đã lập biên bản vụ việc, thu giữ tang vật và phối hợp cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

Vũ Văn Tuyền và Phạm Khánh bị bắt giữ cùng tang vật, phương tiện vi phạm.

Vụ 2: Bắt giữ 28.440 bao thuốc lá điếu Trung Quốc

Lúc 03 giờ 00 phút ngày 02/11/2023, tại khu vực biên giới biển thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Đồn Biên phòng Trà Cổ phối hợp với Công an thành phố Móng Cái và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Công an tỉnh Quảng Ninh) đã bắt quả tang hai đối tượng đang sử dụng xe vận chuyển trái phép 13 thùng chứa 8.420 bao thuốc lá điếu các loại do Trung Quốc sản xuất, không có giấy tờ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp.

Các đối tượng bị bắt giữ là Phạm Khánh và Vũ Văn Tuyền. Mở rộng điều tra, Đồn Biên phòng Trà Cổ đã thu giữ thêm 33 thùng chứa 20.020 bao thuốc lá điếu Trung Quốc. Tổng cộng, lực lượng chức năng thu giữ được 28.440 bao thuốc lá và một xe ô tô.

Ngày 10/11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Móng Cái đã khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với Vũ Văn Tuyền về tội “Vận chuyển hành cấm” theo quy định của pháp luật. Điều tra và xử lý vụ án đang tiếp tục theo quy định.

Nâng cao vai trò thực thi pháp luật để ngăn chặn tình trạng buôn lậu động vật hoang dã qua hàng không và hàng hải tại Việt Nam

Báo cáo “Công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam năm 2022” do Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam được phân tích dựa trên 156 vụ án hình sự về động vật hoang dã phát hiện trong năm 2022.

Kết quả cho thấy Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã. Tuy nhiên, tình trạng buôn lậu động vật hoang dã qua các cảng hàng không và hàng hải Việt Nam tiếp tục là vấn đề lớn cần nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng, cơ quan tố tụng trong công tác xử lý.

Cụ thể trong năm 2022, số lượng vụ án hình sự có đối tượng bị bắt giữ vẫn tiếp tục chiếm tỷ lệ cao, với 95% trong tổng số 156 vụ án hình sự ENV ghi nhận được. Bên cạnh đó, so với các năm trước, số lượng vụ án có đối tượng bị áp dụng hình phạt tù (không được hưởng án treo) duy trì ổn định ở mức 47,5%. Mặc dù mức án tù trung bình áp dụng đối với tội phạm động vật hoang dã (ĐVHD) năm 2022 có phần nhẹ hơn so với năm 2021, trước thời điểm Bộ luật Hình sự (BLHS) có hiệu lực. Báo cáo cho thấy tỷ lệ các vụ án hình sự về ĐVHD có đối tượng phạm tội bị bắt giữ đã đạt trung bình 92,2% (giai đoạn 2018 – 2022, sau khi BLHS sửa đổi có hiệu lực) so với tỷ lệ 84,6% (giai đoạn 2014 – 2017, trước khi BLHS sửa đổi có hiệu lực).

Trong 5 năm vừa qua, các cơ quan chức năng và cơ quan tiến hành tố tụng đã có những nỗ lực đáng kể trong cuộc chiến ngăn chặn tình trạng buôn bán ĐVHD trái phép, thể hiện ở số lượng vụ bắt giữ và xét xử tội phạm về ĐVHD ngày càng tăng. Kể từ năm 2015, Cơ sở dữ liệu của ENV đã ghi nhận 34 vụ buôn bán ĐVHD phát hiện gần 80 tấn ngà voi, sừng tê giác và vảy tê tê có nguồn gốc từ các quốc gia châu Phi "cập bến" các cảng biển lớn của Việt Nam bị tịch thu nhưng mới chỉ có 3 đối tượng liên quan đến các vụ việc này phải chịu trách nhiệm.

ENV tin rằng chìa khoá để giải quyết triệt để tình trạng vận chuyển, buôn bán ĐVHD quy mô lớn qua cảng nằm ở năng lực và sự quyết tâm của các cơ quan thực thi pháp luật trong việc đảm bảo bắt giữ đối tượng cầm đầu, cũng như hiệu quả của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng các hình phạt thích đáng cho những đối tượng này. ENV nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bắt giữ và truy cứu trách nhiệm hình sự những đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán ĐVHD. Theo đó, các cơ quan chức năng cần tận dụng thông tin từ những vụ thu giữ ban đầu để thu thập bằng chứng và xây dựng chuyên án với mục tiêu bắt giữ và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu để có thể tiến tới xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu.

Nguyễn Thu Vy: Phải phạt thật nặng
Bùi Mạnh Linh: Khổ thân f ghê
Nguyễn Trần Gia Hân: tội này nặng, nhiều động vật trong danh mục bảo vệ thì chúng nó lại càng săn băn vì giá trị cao.

Tây Ninh: Phát Hiện và Tạm Giữ Gần 36.000 Sản Phẩm Điện Gia Dụng Nhập Lậu. Không Xuất Xứ

Ngày 13/9, Đội Quản Lý Thị Trường (QLTT) số 1, thuộc Cục QLTT tỉnh Tây Ninh phối hợp với Công an phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại một hộ kinh doanh có tên V.T.K.S. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và tạm giữ gần 36.000 sản phẩm đồ điện gia dụng nghi là nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ cụ thể, không hóa đơn chứng từ kèm theo.

Theo thông tin từ Đội QLTT số 1, 15h cùng ngày. Đoàn kiểm tra đã phát hiện hàng hóa bất hợp pháp bao gồm hơn 11.000 đơn vị sản phẩm như bóng đèn LED, đèn năng lượng mặt trời, thiết bị không dây như micro và loa không dây, cũng như tai nghe không dây đa dạng, đều xuất xứ từ Trung Quốc. Ngoài ra, hơn 25.000 sản phẩm bao gồm đèn năng lượng mặt trời, đèn bàn, USB, bộ ly giữ nhiệt và nhiều loại khác cũng không có thông tin về nguồn gốc và xuất xứ cụ thể, và cũng không đi kèm với hóa đơn chứng từ.

Điều đáng lưu ý là Hộ kinh doanh V.T.K.S. không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong quá trình kiểm tra, chủ hộ kinh doanh không thể xuất trình bất kỳ hóa đơn hay chứng từ nào chứng minh nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa nói trên, đây là vi phạm nghiêm trọng theo quy định về quản lý thị trường và tiêu thụ.

Đội QLTT số 1 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Lacoste Chúa: Đồ gia dụng thông minh nhập từ "xứ lạ" 🙂