Đăng nhập

Thái Nguyên: Phát hiện hơn 1.200 sản phẩm vi phạm với tổng trị giá hàng hóa vi phạm hơn 80 triệu đồng.

Ngày 22/12/2023, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh và Đội QLTT số 1 đã thực hiện kiểm tra tại kho chuyển phát hàng hóa, địa chỉ tại Tổ 9, phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên, do ông T.Q.L quản lý.

Hơn 1.200 sản phẩm vi phạm đã được phát hiện, bao gồm 440 gói gia vị thực phẩm, 10 chiếc vợt cầu lông nhập lậu từ Trung Quốc, 90 chiếc áo phông nữ, 100 chiếc váy nữ, 400 chiếc quần đóng bỉm trẻ em không có nguồn gốc rõ ràng. Trị giá của hàng vi phạm này là hơn 64 triệu đồng.

Đoàn kiểm tra thực hiện khám nơi cất giấu tang vật

Đoàn kiểm tra cũng phát hiện ô tô tải biển kiểm soát 29H-888.xx, do ông T.V.Q điều khiển, đang vận chuyển 120 chiếc quần nỉ trẻ em và 65 chiếc quần nữ không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Hình ảnh hàng hóa vi phạm

Các chủ hàng, sau khi làm việc với Đoàn kiểm tra, không cung cấp được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc của hàng hóa. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm là trên 80 triệu đồng.

Toàn bộ 1.225 sản phẩm vi phạm đã được tạm giữ để xử lý theo quy định pháp luật.

Ninh Bình: Phát hiện, bắt giữ hàng loạt đối tượng sản xuất, tàng trữ pháo trái phép

Trong 2 ngày 14 và 15.12, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã phát hiện, bắt giữ hàng loạt đối tượng vận chuyển, tàng trữ và sản xuất pháo trái phép. Cụ thể, vào khoảng 1h15 ngày 15.12, tại tuyến đường Quốc lộ 1T, (đoạn qua địa bàn xã Ninh An, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) Tổ công tác của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Ninh Bình đã phát hiện, bắt quả tang đối tượng Bùi Văn Điệu, sinh năm 1984, (trú tại thôn Mưỡu Giáp, xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) tàng trữ trái phép 19 hộp pháo hoa nổ, có khối lượng 32,3kg.

Lực lượng chức năng kiểm tra tang vật thu giữ.

Quá trình làm việc, Bùi Văn Điệu khai do bản thân làm nghề lái xe chạy tuyến Bắc - Nam nên đã tìm mua số pháo trên ở địa bàn tỉnh Quảng Trị, sau đó cất giấu trên xe ôtô mang BKS: 29C-729.69 mang về Ninh Bình để sử dụng và bán kiếm lời…

Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của Bùi Văn Điệu, lực lượng chức năng tiếp tục thu giữ 3 hộp pháo hoa nổ có khối lượng 5,1kg và 2 túi bột màu có khối lượng 0,8kg, là tiền chất sử dụng làm thuốc pháo nổ.

Đối tượng Bùi Văn Điệu cùng tang vật thu giữ.

Tiếp đó, vào khoảng 10h, cùng ngày, tại tuyến đường Quốc lộ 1A (thuộc địa bàn thôn Bãi Trữ, xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) Tổ công tác của Trạm Cảnh sát giao thông Tam Điệp (thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Ninh Bình) đã kiểm tra, phát hiện trên xe ôtô chở khách mang BKS: 19F-00744 do Trần Mạnh Hùng, sinh năm 1987, (trú tại xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) điều khiển chạy tuyến Phú Thọ - Thanh Hoá có 4 hộp pháo có nhãn mác nước ngoài, trọng lượng 4,3 kg.

13 quả pháo nổ tự chế được lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ tại nhà T.V.Đ. 

Quá trình làm việc, Trần Mạnh Hùng khai số pháo trên là của hành khách đi xe bỏ quên…

Trước đó, vào khoảng 17h, ngày 14.12, Tổ công tác của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Ninh Bình tiến hành kiểm tra, phát hiện T.V.Đ, sinh năm 2009, (trú tại xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) tàng trữ trái phép pháo nổ, thu giữ 13 quả pháo các loại, có khối lượng 8,144kg.

Quá trình làm việc, T.V.Đ khai: Tháng 11.2023, có lên mạng xã hội thấy có video hướng dẫn cách chế tạo pháo nổ nên đã nảy sinh ý định chế tạo pháo để sử dụng và bán cho người có nhu cầu, sau đó Đ đã lên mạng xã hội đặt mua lưu huỳnh, than gỗ... mang về nhà chế tạo pháo thì bị Cơ quan Công an phát hiện, bắt giữ…

Phát hiện kho san chiết khí cười trái phép ở Hoài Đức

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng liên ngành phát hiện ông T.N.H. (ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức) đang dùng máy nén khí để thực hiện hành vi san chiết khí N2O từ bình khí to sang bình khí nhỏ với mục đích để bán.

Trước đó, ngày 5/12/2023 Đội Quản lý thị trường số 24 phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh và tế ma túy - Công an huyện Hoài Đức kiểm tra cơ sở tại địa chỉ: khu Ba Lương, thôn 3, xã Song Phương, huyện Hoài Đức, phát hiện hành vi san chiết khí N2O trái phép.

Lực lượng liên ngành kiểm tra nhà xưởng san chiết khí cười ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng liên ngành phát hiện ông T.N.H. đang dùng máy nén khí để thực hiện hành vi san chiết khí N2O từ bình khí to sang bình khí nhỏ với mục đích để bán. Về phía ông H. không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

Tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở, lực lượng chức năng xác định có 17 bình chứa khí N2O loại 70kg/ bình, 10 bình loại 12,5 kg/ bình, 91 vỏ bình kim loại, trên vỏ bình có ghi chữ khí N2O và không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, 500 quả bóng cao su, 1 máy nén khí, 1 thiết bị san chiết khí, 1 cân điện tử.

Theo cơ quan chức năng, số bình khí N2O trên thuộc danh mục hóa chất hạn chế kinh doanh, là hàng hóa không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Vụ việc đã được Đội QLTT số 24 tạm giữ tang vật, phương tiện để xử lý theo quy định của pháp luật.

Nghệ An: Tạm Giữ Đối Tượng Vận Chuyển Gần 130 Kg Pháo Hoa

Ngày 24/11/2023, tại xóm 2, xã Bắc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, Đội Quản lý Thị trường và Tổ Cảnh sát điều tra tội phạm Hình sự - Ma túy - Môi trường, Công an huyện Yên Thành đã tiến hành kiểm tra và phát hiện đối tượng ông Hoàng Danh Thạch chứa đựng 85 hộp pháo các loại do nước ngoài sản xuất, với tổng trọng lượng lên đến 127,1 kg.

Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phối hợp đã mở 05 thùng xốp thuộc sở hữu của ông Hoàng Danh Thạch, trong đó chứa đựng hàng loạt hộp pháo với hình ảnh pháo hoa nổ. Tổng cộng, có 127,1 kg pháo hoa trong 85 hộp đã được phát hiện.

Toàn bộ số pháo vi phạm bị tịch thu

Ông Hoàng Danh Thạch không thể xuất trình hóa đơn và chứng từ chứng minh tính hợp pháp của số hàng hóa này. Do đó, Đội Quản lý Thị trường số 11 đã phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm Hình sự - Ma túy - Môi trường, Công an huyện Yên Thành lập biên bản và tạm giữ số pháo nói trên để tiến hành xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Đội Quản lý Thị trường số 11 sẽ tiếp tục tăng cường cộng tác với các cơ quan chức năng để triển khai công tác kiểm tra và kiểm soát thị trường, nhằm đảm bảo an ninh trật tự và phục vụ nhân dân vui Tết.

Hà Tĩnh: Phá đường dây buôn bán pháo lậu liên tỉnh, thu gần 1,5 tấn pháo

Theo thông tin từ Công an tỉnh Hà Tĩnh, ngày 10/11, đơn vị đã phối hợp với các đơn vị triệt phá đường dây buôn bán pháo lậu liên tỉnh.

Theo đó, ngày 3/11, các đơn vị thuộc Công an tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai, An Giang, Cà Mau bắt giữ nhóm người liên quan đường dây này.

Các đối tượng bị bắt giữ cùng tang vật

Các đối tượng bị bắt giữ gồm: Vũ Trí Hiếu (34 tuổi, trú tỉnh Đồng Nai); Nguyễn Chí Tâm (42 tuổi, trú tỉnh Cà Mau); Nguyễn Vĩnh Phú (36 tuổi) và Nguyễn Văn Trường (35 tuổi), cùng trú tỉnh An Giang.

Sau khi bắt giữ, cơ quan điều tra khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của các đối tượng, thu giữ tang vật gần 1,5 tấn pháo hoa nổ, 8 điện thoại di động, 2 bộ máy vi tính, 2 máy in, thẻ tài khoản ngân hàng và một số tang vật khác có liên quan.

Cơ quan điều tra tiến hành kiểm đếm tang vật pháo nổ thu giữ được. Ảnh Công an cung cấp.

Trước đó, ngày 4/8, tại thị xã Kỳ Anh, lực lượng công an bắt giữ Phan Văn Tuân (24 tuổi, trú huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) về hành vi tàng trữ trái phép 6,78kg pháo nổ.

Từ đầu năm 2023 đến nay, đường dây này mua bán ra thị trường khoảng 3 tấn pháo cho nhiều người trên cả nước, trong đó có Vũ Trí Hiếu và Phan Văn Tuân.

Sở Y tế các địa phương phối hợp Công an, Quản lý thị trường kiểm tra, xác minh và truy tìm nguồn gốc thuốc Cefixime 200 giả

Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) vừa có văn bản số 9446/QLD-CL gửi Sở y tế các tỉnh, thành phố về việc thông báo cho các cơ sở kinh doanh sử dụng thuốc thông tin về thuốc giả trên nhãn ghi Viên nén bao phim Cefixime 200, số lô 14270123, ngày sản xuất: 270123, hạn dùng: 270125 do Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long sản xuất.

Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng sản phẩm Cefixime 200 giả;

Phối hợp với cơ quan Công an, Quản lý thị trường, Ban Chỉ đạo 389 và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn, xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Cefixime 200 giả.

Trước đó, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội đã lấy mẫu sản phẩm thuốc Cefixime 200, số lô 14270123, ngày sản xuất: 270123, hạn dùng: 270125 do Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long sản xuất tại quầy thuốc 304 Trung tâm Hapulico; Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hoá lấy mẫu  số lô 900611222, ngày sản xuất: 061222, hạn dùng: 061224 do Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long sản xuất đều kết luận không đạt về chỉ tiêu định tính cefixim theo TCCS.

Hòa Bình: Phát hiện phương tiện vận chuyển đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình đã tiến hành kiểm tra một phương tiện vận chuyển hàng hóa và phát hiện trên 1.000 sản phẩm đồ chơi Trung thu không có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.

Đội Quản lý thị trường số 2 phối hợp kiểm tra hàng hóa là đồ chơi trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Vào sáng ngày 7/9/2023, tại khu vực phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Đội Quản lý Thị trường (QLTT) số 2 đã phối hợp với tổ công tác Đội 113 của Phòng PC06 Công an tỉnh Hòa Bình tiến hành kiểm tra một chiếc xe ô tô có biển kiểm soát: 88C - 091.90.

Trong quá trình kiểm tra và khám phá phương tiện, đoàn kiểm tra đã phát hiện rằng có tổng cộng 14 thùng đồ chơi dành cho trẻ em các loại và 80 chiếc ô che được sản xuất ở nước ngoài. Hàng hóa này không có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, không có thông tin về nhà sản xuất hoặc đơn vị chịu trách nhiệm.

Tại cơ quan chức năng, chủ xe đã khai nhận và tên là Đ.V.Đ, sinh năm 1990, địa chỉ thường trú tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Anh ta thừa nhận rằng toàn bộ số hàng hóa này, gồm 1.040 sản phẩm đồ chơi Trung thu, đã được vận chuyển từ Vĩnh Phúc về thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, và sẽ được cung cấp cho các cửa hàng để tiêu thụ.

Hiện vụ việc đang được Đội QLTT số 2 tiến hành xác minh và sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

Dương Ngọc Linh: gái yêu để ý nhé ko lại mua phải hàng trung quốc cho đẹp zai đấy nha
Nam Anh: Đồ chơi độc hại

Gia Lai: Xử phạt 01 cơ sở kinh doanh hàng giả

Ngày 24/7, Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt một cá nhân 25 triệu đồng vì có hành vi bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Trước đó, qua thời gian theo dõi, Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh L.B (tại thị trấn Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang livestream bán hàng.

enter image description here Bà D. livestream bán giày giả mạo nhãn hiệu NIKE (ảnh Internet)

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện bà L.T.M.D đang sử dụng trang mạng xã hội Facebook có tên Lê Dung Store 2 để livestream bán hàng.

Ngay sau đó, đoàn kiểm tra đã tạm giữ 25 đôi giày giả mạo nhãn hiệu NIKE. Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã ra quyết định xử phạt đối với hộ kinh doanh L.B với tổng số tiền là 25 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tiền Giang: Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh, buôn bán phân bón giả

Trong thời gian gần đây, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Tiền Giang đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh, buôn bán phân bón giả, không đảm bảo chất lượng.

enter image description here Hoạt động kiểm tra các loại phân bón tại hộ kinh doanh huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Ngày 30/6, thông tin từ Cục QLTT tỉnh Tiền Giang cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hộ kinh doanh phân bón tại Châu Thành, Tiền Giang với số tiền gần 180 triệu đồng.

Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra, cơ sở trên có thực hiện niêm yết giá phân bón nhưng niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng. Qua lấy 02 mẫu phân bón gửi kiểm nghiệm chất lượng, kết quả cả 02 mẫu này đều giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Trước đó, do thực hiện hành vi không niêm yết giá, bán phân bón không đảm bảo chất lượng nên ngày 22/5, hộ kinh doanh phân bón tại huyện Chợ Gạo đã bị Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang xử phạt hơn 100 triệu đồng, trị giá tang vật vi phạm 80 triệu đồng.

Tiếp đó, ngày 23/5, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cũng đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một hộ kinh doanh phân bón với tổng mức tiền phạt và buộc nộp lại số tiền lợi bất hợp pháp gần 170 triệu đồng. Trước đó, qua kiểm tra đột xuất cơ sở hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 5 và Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy đã phát hiện hộ kinh doanh này có hành vi không niêm yết giá và buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng. Tang vật vi phạm là 2,5 tấn phân bón với trị giá gần 50 triệu đồng.

Ngày 30/5/2023, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt cơ sở kinh doanh phân bón tại Thành phố Mỹ Tho do có hành vi vi phạm về ghi nhãn hàng hóa, buôn bán phân bón có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Số tiền xử phạt gần 30 triệu đồng. Lô hàng vi phạm gồm 06 loại phân bón với tổng cộng gần 8 tấn, trị giá gần 150 triệu đồng.

Cục QLTT tỉnh Tiền Giang cho biết, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2023, đơn vị đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra 93 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón; phát hiện vi phạm 64 vụ, đã xử lý 59 vụ, thu phạt 1,3 tỷ đồng, trị giá tang vật vi phạm hơn 1,4 tỷ đồng; còn 05 vụ đang hoàn chỉnh hồ sơ xử lý.

Đối với mặt hàng phân bón chủ yếu vi phạm về hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện; không niêm yết giá, niêm yết giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Tiền Giang: Phát hiện 02 cơ sở buôn bán thức ăn chăn nuôi giả, không đảm bảo chất lượng

Các trường hợp này do Đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang kiểm tra, phát hiện vi phạm tại huyện Gò Công Tây; tổng số tiền các đối tượng bị xử phạt trên 15 triệu đồng.

Trong 02 ngày 16 và 17/3/2023, Đội QLTT số 4 phối hợp với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây tổ chức kiểm tra định kỳ tại 02 hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.

enter image description here

Tại các cơ sở này đang kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhưng không thực hiện niêm yết giá. Đoàn kiểm tra tiến hành lấy 04 mẫu thức ăn chăn nuôi gửi kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả, có 03 mẫu không đạt với 02 mẫu là hàng giả và 01 mẫu không đảm bảo chất lượng. Trị giá hàng hóa vi phạm gần 3 triệu đồng.

Sau khi lập Biên bản vi phạm, ngày 28/4/2023 Đội trưởng Đội QLTT số 4 đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 hộ kinh doanh trên 15 triệu đồng do không niêm yết giá; buôn bán hàng hóa hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng; vi phạm về chất lượng trong mua bán thức ăn chăn nuôi. Đến nay, các cơ sở đã thực hiện xong Quyết định xử phạt.