Đăng nhập

Phát hiện gần 4kg cần sa tại sân bay, chuẩn bị tuồn vào Việt Nam

Nhằm tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, kiểm soát ma túy trong thời gian chuyển đổi, sắp xếp tổ chức bộ máy mới, Chi cục Hải quan khu vực XII đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn và Hải quan cửa khẩu bố trí 100% quân số làm việc; chỉ đạo Đội Kiểm soát hải quan phối hợp với Hải quan cửa khẩu xác lập chuyên án đấu tranh đối với ma túy, hàng cấm, hàng trọng điểm.

Theo đó, vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 15-3-2025, trong quá trình kiểm tra, kiểm soát đối với chuyến bay nhập cảnh từ Thái Lan đến Việt Nam qua cửa khẩu Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Tổ công tác (Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng, Đội Kiểm soát hải quan Chi cục Hải quan Khu vự XII, Chi cục Điều tra chống buôn lậu, Công an cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy-Công an thành phố Đà Nẵng) đã phát hiện hành khách quốc tịch Việt Nam, mang theo hành lý ký gửi và xách tay có biểu hiện nghi vấn.

Gần 4kg cần sa được hành khách mang theo trong hành lý ký gửi

Tiến hành đồng thời các biện pháp nghiệp vụ (kiểm tra qua máy soi, kiểm tra bằng máy phát hiện ma túy và chó nghiệp vụ) cho thấy, vật phẩm nghi vấn là cần sa, khối lượng 3,745kg (kể cả bao bì, trị giá chưa xác định.

Hiện vụ việc đã được chuyển cơ quan chức năng có liên quan tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.

Thái Tom: lực lượng an ninh sân bay kiểm tra nghiêm ngặt thế mà nhiều đứa ko biết sợ nhỉ

Cao Bằng: Bắt giữ gần 2 tấn nguyên liệu thuốc lá nhập lậu 

Ngày 7/2/2025, tin từ Công an tỉnh Cao Bằng cho biết, Phòng CSGT vừa phối hợp với Đội Kiểm soát liên ngành phát hiện, bắt giữ hai vụ vận chuyển nguyên liệu thuốc lá nhập lậu, thu giữ tổng cộng 1.909 kg hàng hóa vi phạm.

Trước đó, vào lúc 22h20 ngày 3/2/2025, tại xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tổ công tác phát hiện xe ô tô tải biển kiểm soát 22C-03xxx do H.V.T (SN 1996, trú tại xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh) điều khiển có dấu hiệu nghi vấn.

Nguyên liệu thuốc lá nhập lậu bị bắt giữ. 

Kiểm tra xe, lực lượng chức năng phát hiện 23 bao tải dứa chứa nguyên liệu thuốc lá với tổng khối lượng 950 kg.

Tại thời điểm kiểm tra, tài xế T. không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số thuốc lá trên. Tổ công tác đã lập biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật.

Chỉ sau đó 10 phút, tổ công tác tiếp tục phát hiện xe ô tô tải biển kiểm soát 20C-043.32 do T.V.G (SN 1998, trú tại xã Đức Hồng, huyện Trùng Khánh) điều khiển có dấu hiệu khả nghi.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 25 bao tải dứa chứa nguyên liệu thuốc lá với tổng khối lượng 959 kg. Tài xế G. cũng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số thuốc lá này. Tổ công tác lập biên bản và xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.

Vĩnh Phúc: Tạm giữ 22kg pháo hoa nổ và hơn 1.000 tuýp mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 17/1/2025, Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đã tiến hành kiểm tra phát hiện và tạm giữ hơn 1000 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu, và 22kg pháo hoa nổ tại một doanh nghiệp.

Cụ thể, Khoảng 10h15, ngày 14/1/2025, lực lượng chức năng thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành kiểm tra đối với Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Hiếu Khánh, địa chỉ Đội 1, xã Sao Đại Việt, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Lực lượng chức năng kiểm tra kho hàng

Tại thời điểm kiểm tra Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Hiếu Khánh đang hoạt động kinh doanh hàng hóa gồm 400 tuýp sữa rửa mặt rau má nhãn hiệu MISSBE FOAM CLEANSER CENTELLA loại 120ml (Made in Japan); 300 tuýp sữa rửa mặt trà xanh nhãn hiệu MISSBE FOAM CLEANSER GREEN TEA loại 120ml (Made in Japan); 200 tuýp sữa rửa mặt MISSBE FOAM CLEANSER COLLAGEN loại 120ml (Made in Japan); 170 tuýp sữa rửa mặt tạo bọt MISSBE The PERFECT foaming CLEANSER loại 120ml (Made in Japan).

Tang vật vi phạm thu được

Toàn bộ số hàng hóa trên do nước ngoài sản xuất (Made in Japan), được đóng quy cách trong thùng carton theo tiêu chuẩn nhà sản xuất. Giám đốc Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Hiếu Khánh không xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Ngoài ra, tại khu vực kinh doanh bán hàng, Đoàn kiểm tra phát hiện Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Hiếu Khánh đang tàng trữ 1 thùng carton trên vỏ bao bì thể hiện là pháo hoa nổ nhãn ghi bằng chữ nước ngoài (Trung Quốc), tổng trọng lượng 22kg cả bao bì.

Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đã tiến hành lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa là mỹ phẩm nhập lậu và 22kg (cả bao bì hàng hóa có dấu hiệu là pháo hoa nổ nêu trên, chờ xác minh xử lý theo quy định.

Mỹ phẩm Obagi bị thu hồi, đình chỉ lưu hành hai sản phẩm dưỡng trắng da

Một lô sản phẩm Obagi-C Fx CClarifying Serum - Hộp 01 chai 30 ml vừa bị Bộ Y tế thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) Tạ Mạnh Hùng vừa ký công văn thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm Obagi-C Fx CClarifying Serum - Hộp 01 chai 30 ml. 

Lý do thu hồi được đưa ra là mẫu kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn chất lượng (có phát hiện hydroquinone với hàm lượng 0,027%). Việc thu hồi lô mỹ phẩm, theo Bộ Y tế, là nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

2 sản phẩm dưỡng da chứa hoạt chất không đạt tiêu chuẩn của thương hiệu mỹ phẩm Obagi

Trên nhãn lô sản phẩm bị thu hồi ghi số lô: 81262; sản xuất ngày 17/3/2023; hạn dùng 17/3/2026. Sản phẩm do Công ty Swiss-American CDMO LLC (Địa chỉ: 2055 Luna Road # 126, Carrollton, TX 75006, USA) sản xuất và Công ty TNHH một thành viên thương mại xuất nhập khẩu Obagi Việt Nam (địa chỉ quận Tân Bình, TPHCM) chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.

Cục Quản lý Dược đề nghị sở y tế các địa phương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn ngừng ngay việc kinh doanh, sử dụng lô sản phẩm Obagi-C Fx C-Clarifying Serum - Hộp 01 chai 30 ml nêu trên và trả lại cơ sở cung ứng sản phẩm; Tiến hành thu hồi lô và tiêu hủy lô sản phẩm vi phạm.

Riêng Sở Y tế TP.HCM được yêu cầu giám sát Công ty TNHH một thành viên thương mại xuất nhập khẩu Obagi Việt Nam trong việc thực hiện thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm không đáp ứng quy định. 

Trước đó, Viện Kiểm nghiệm thuốc TPHCM lấy mẫu sản phẩm này tại kho Công ty TNHH một thành viên thương mại xuất nhập khẩu Obagi Việt Nam để kiểm tra chất lượng. Kết quả kiểm nghiệm có phát hiện Hydroquinone với hàm lượng 0,027%.

Theo Phiếu công bố đã được Cục Quản lý Dược cấp số tiếp nhận cho sản phẩm Obagi-C Fx C-Clarifying Serum, trong thành phần công thức sản phẩm kê khai trên Phiếu không có thành phần hydroquinone, nhưng có thành phần có arbutin.

Cục Quản lý Dược dẫn thông tin theo các tài liệu khoa học về Arbutin khi hòa tan trong nước có thể bị thủy phân, tạo ra một lượng rất nhỏ hydroquinone.

Theo báo cáo của Công ty TNHH một thành viên thương mại xuất nhập khẩu Obagi Việt Nam, trong một số điều kiện nhất định (ví dụ tiếp xúc lâu dài với nhiệt độ hoặc ánh sáng), thành phần beta arbutin trong sản phẩm có thể bị thủy phân, giải phóng ra một lượng rất nhỏ hydroquinone tự do.

Long An: Phát hiện xe ôtô tải vận chuyển 43 con trâu nghi nhập lậu

Ngày 19/12, thông tin từ Công an tỉnh Long An cho biết Công an huyện Mộc Hóa vừa phát hiện vụ vận chuyển 43 con trâu không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, nghi nhập lậu trái phép qua biên giới.

Cụ thể, vào lúc 23 giờ ngày 18/12, lực lượng thuộc Công an huyện Mộc Hóa tổ chức tuần tra trên tuyến đường ĐT.819, thuộc địa bàn xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa.

Tại đây, lực lượng chức năng đã phát hiện xe ôtô tải đang vận chuyển 43 con trâu không có hóa đơn chứng từ, không có giấy tờ hợp pháp.

Tài xế cùng xe chở 43 con trâu không có hóa đơn, chứng từ. 

Nghi vấn có dấu hiệu trâu nhập lậu nên công an đã tạm giữ số trâu và phương tiện có liên quan về xác minh, làm rõ.

Trong quá trình xác minh ban đầu, đối tượng Nguyễn Văn Dia (29 tuổi, thường trú xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) thừa nhận đã mua 43 con trâu từ Campuchia vận chuyển qua biên giới về Việt Nam.

Sau đó, Nguyễn Văn Dia thuê xe ôtô tải biển số 37E-006.41 do tài xế Lê Văn Toàn (37 tuổi), thường trú xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An điều khiển chở số trâu trên đi tiêu thụ.

Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục xác minh, điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật./.

Kon Tum: Phát hiện một hộ kinh doanh có hành vi Kinh doanh xe đạp điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Ngày 04/12/2024, Đội Quản lý thị trường số 3 đã chủ trì, phối hợp với Cục nghiệp vụ Quản lý thị trường kiểm tra và phát hiện một cơ sở trên địa bàn có hành vi vi phạm liên quan đến mặt hàng này.

Số tang vật là xe đạp điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Quá trình kiểm tra phát hiện cơ sở đang bày bán 05 chiếc xe đạp điện không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. (Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật) là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tổng giá trị tang vật là 25.000.000 đồng.

Đoàn kiểm tra lập biên bản đối với cơ sở vi phạm

Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giữ và niêm phong tang vật vi phạm, trình Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 xử lý theo quy định của pháp luật.

Bắc Kạn: Xử phạt về hành vi niêm yết giá bán lẻ không đầy đủ tại nơi bày bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược

Ngày 15/11/2024, Cục QLTT Bắc Kạn cho biết, Đội QLTT số 5 đã phát hiện và xử lý 01 hộ kinh doanh hành vi niêm yết giá bán lẻ không đầy đủ tại nơi bày bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược.

Trước đó, ngày 11/11/2024, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 5 tiến hành kiểm tra đột xuất Cơ sở kinh doanh dược của Hộ kinh doanh N.T.T do bà N.T.T làm đại diện hộ kinh doanh tại Thôn Chợ Lèng, xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Tại thời điểm kiểm tra, Cơ sở kinh doanh dược của Hộ kinh doanh N.T.T có bày bàn các sản phẩm thuốc tân dược, gồm: Travicol 650 Paracetamol 650 mg, Zaromax 200, Cefixim 100, Thuốc bột pha hỗn dịch uống Cefdina 125, Bột pha hỗn dịch Augmentin 250mg, Hafixim 100 Kids, Klamentin 250/31.25, Zitromax Azithromycin, Klacid 125mg/5ml, Helcrosin 500, Mekopen, Auclamox 625mg/tablet, First Lexin 500, Ampicillin 500 mg, không được niêm yết giá hàng hoá bằng một trong các hình thức: in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; hoặc thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế tại địa điểm bán hàng hóa.

Hộ kinh doanh N.T.T đã vi phạm quy định tại điểm l, khoản 2, Điều 42, Luật Dược năm 2016 và điểm b, khoản 1, Điều 135, Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.

Đội QLTT số 5 đã tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính và xử phạt cơ sở với số tiền phạt 02 triệu đồng, đồng thời yêu cầu hộ kinh doanh thực hiện niêm yết đầy đủ giá bán lẻ thuốc tại cơ sở bản lẻ theo đúng quy định của pháp luật.

Quảng Ninh: Tạm giữ lô hàng vợt Pickleball giả mạo nhãn hiệu Franklin, Engage

Ngày 1/11/2024, Cục QLTT Quảng Ninh cho biêt, Đội QLTT số 1vừa phối hợp với Công an tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, tạm giữ 3.337 chiếc vợt, bóng và dụng cụ pickleball nhập lậu và 393 chiếc vợt, bóng, túi đựng vợt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Trước đó, chiều tối ngày 28/10/2024, qua xác minh tài khoản Facebook “Shop Pickleball - Hạ Long”, Đội QLTT số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế, buôn lậu, môi trường (Công an tỉnh Quảng Ninh) tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh shop PickleBall, địa chỉ: Khu 2A, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh do bà V.T.V.A sinh năm 1996 làm chủ.

Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện, tạm giữ 393 chiếc vợt, bóng, túi đựng vợt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Franklin, Engage đang được bảo hộ tại Việt Nam có trị giá hơn 83 triệu và 3.337 chiếc vợt, bóng và dụng cụ pickleball nhập lậu có trị giá hơn 355,5 triệu đồng.

Đội QLTT số 1 phối hợp với lực lượng Công an kiểm tra tại Hộ kinh doanh

Tại thời điểm kiểm tra bà V.T.V.A đại diện hộ kinh doanh không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa. Đoàn kiểm tra lập biên bản tạm giữ toàn bộ tang vật vi phạm để tiếp tục thẩm tra, xác minh.

Sau quá trình thẩm tra, xác minh, Đội QLTT số 1 đã chuyển giao toàn bộ hồ sơ vụ việc sang Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh để tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm.

Cục QLTT tỉnh Sơn La công bố Quyết định thanh tra đối với Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu

Ngày 10/10/2024, Đoàn thanh tra Cục QLTT tỉnh Sơn La tiến hành công bố Quyết định thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương đối với Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu

Thực hiện Quyết định số 521/QĐ-BCT ngày 13/3/2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về ban hành Kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tại Bộ Công Thương năm 2024. Ngày 10/10/2024, Đoàn thanh tra theo Quyết định số 127/QĐ-QLTTSL ngày 25/9/2024 của Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Sơn La tiến hành công bố Quyết định thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương đối với Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu.

Ông Nguyễn Hải Hà- Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Sơn La phát biểu tại buổi công bố

Tham dự buổi công bố Quyết định thanh tra gồm có: ông Nguyễn Hải Hà - Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Sơn La, đại diện cơ quan thanh tra, người giám sát hoạt động Đoàn thanh tra; Thành viên Đoàn thanh tra theo Quyết định thanh tra số 127/QĐ-QLTTSL và đại diện Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu.

Ông Phạm Hải Nam - Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu cùng lãnh đạo các bộ phận liên quan nhất trí với nội dung làm việc của Đoàn thanh tra Cục Quản lý thị trường tỉnh Sơn La.

Phát biểu tại buổi công bố Quyết định, ông Nguyễn Hải Hà - Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Sơn La nêu rõ đây là cuộc thanh tra theo kế hoạch hằng năm được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt, đề nghị Công ty cung cấp hồ sơ, tài liệu chính xác, kịp thời theo kỳ thanh tra liên quan nội dung thanh tra, phối hợp tốt với Đoàn thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Qua công tác thanh tra nhằm đánh giá một cách tổng thể các thuận lợi, khó khăn và chấp hành pháp luật của Công ty. Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất - kinh doanh chân chính.

Hà Nội: Khởi tố, tạm giam 6 đối tượng bán thuốc xương khớp giả 

Chiều 29/9, Cơ quan CSĐT Công an huyện Ba Vì, Hà Nội cho biết, đã khởi tố, tạm giam 6 đối tượng gồm: Trần Huy Hoàng (SN 2002), Dương Văn Tuấn (SN 1998), Dương Văn Huệ (SN 1997), Phùng Văn Hùng (SN 2004), Hoàng Viết Xuân (SN 2003), Nguyễn Duy Hưng (SN 2000), cùng trú tại thôn Quang Ngọc, xã Vạn Thắng (Ba Vì về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Trước đó, qua quá trình nắm tình hình địa bàn và theo dõi các hội nhóm trên mạng xã hội, Đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Ba Vì đã phát hiện một nhóm đối tượng do Trần Huy Hoàng cầm đầu, đăng tải quảng cáo giả danh một nhà tu hành ở tỉnh Đồng Nai để bán thuốc chữa bệnh xương khớp nhưng không có công dụng nhằm thu lời bất chính.

Đối tượng Trần Huy Hoàng cầm đầu ổ nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn giả danh thầy tu hành, bán thuốc chữa bệnh.

Trước tính chất phức tạp của vụ việc, cơ quan CSĐT Công an huyện Ba Vì đã xác lập chuyên án đấu tranh, triệt phá ổ nhóm lừa đảo này. Ngày 16/8, Công an huyện Ba Vì bắt giữ 15 đối tượng liên quan; thu giữ gồm 42 điện thoại di động, 15 máy tính cá nhân, 11 xe máy, 1 máy tạo viên thuốc, 16 gói thuốc lá cây, cùng nhiều tài liệu khác.

Các đối tượng trong ổ nhóm tham gia lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mở rộng vụ án, cơ quan Công an thu giữ thêm 41 hộp thuốc chữa xương khớp và dạ dày từ 15 bị hại ở các quận, huyện của Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Tổng số đơn hàng mà nhóm này đã giao thành công lên tới hơn 1.400 đơn với tổng trị giá tiền khoảng 2,8 tỷ đồng.

Hiện, Cơ quan CSĐT Công an huyện Ba Vì đang tiếp tục mở rộng vụ án, làm rõ hành vi liên quan của các đối tượng khác.