Đăng nhập

Kiểm tra, phát hiện 2.800 sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vi phạm tại Đồng Tháp

Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp) vừa kiểm tra một hộ kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và phát hiện nhiều vi phạm.

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp, ngày 26/12/2023, Đội Quản lý thị trường số 3 đã tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Tấn Phúc, địa chỉ tại ấp Hoàng Việt, xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp do bà N.T.M.D làm chủ hộ kinh doanh.

Tại Hộ kinh doanh T.P

Tại thời điểm kiểm tra, Đội Quản lý thị trường số 3 phát hiện tại Hộ kinh doanh Tấn Phúc đang buôn bán mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nhãn hàng hóa không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa.

Số hàng hóa gồm: Thuốc trừ bệnh sinh học Tutin 40SL, thể tích thực: 400ml, số lượng: 120 chai; Thuốc trừ bệnh BIO Top 30WP, khối lượng tịnh: 30g, số lượng 55 gói; Thuốc trừ sâu MATRIX 5WG, khối lượng tịnh: 10g, số lượng 1350 gói.

Thuốc trừ bệnh sinh học TUTIN 40SL, hiệu: Thanh Xà, số lượng 600 gói; Thuốc trừ bệnh BABALU 40WP, hiệu: Bạch Xà, số lượng 600 gói.

Phân bón hỗn hợp NPK Vua Hạt, hiệu MÙA VÀNG ATC. Thể tích thực: 500ml, số lượng: 60 chai. Các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất, đăng ký, phân phối bởi Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật ATC.

Tổng trị giá hàng hóa vi phạm theo trị giá hóa đơn do chủ hộ kinh doanh cung cấp là: 107.900.000 đồng.

Quá trình làm việc, bà N.T.M.D là chủ hộ kinh doanh Tấn Phúc đã cung cấp hóa đơn thuế giá trị gia tăng lô phân bón trên nhập về ngày 26/12/2023, tổng số lượng 5.810 sản phẩm.

Đội QLTT số 3 thiết lập hồ sơ và làm việc với chủ cơ sở

Đến thời điểm kiểm tra hộ kinh doanh đã bán cho khách hàng 3.025 sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, với số tiền khoảng 52,5 đồng, còn lại thực tế tại hộ kinh doanh là 2.785 sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật các loại.

Hiện Đội Quản lý thị trường số 3 đã tạm giữ toàn bộ tang vật vi phạm và trình Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 13,75 triệu đồng; buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ với số tiền 52,5 triệu đồng; đồng thời buộc ghi nhãn hàng hóa trước khi tiếp tục lưu thông đúng theo quy định.

Bình Dương: Phát hiện hàng trăm chai rượu ngoại nhập lậu trên ô tô

Lực lượng Cảnh sát giao thông phát hiện số lượng lớn rượu ngoại không rõ nguồn gốc trên chiếc xe của người Trung Quốc.

Ô tô vận chuyển hàng trăm chai rượu ngoại không rõ nguồn gốc.

Ngày 19-12, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Dương đã bàn giao cho Công an TP Thuận An ô tô cùng khoảng 300 chai rượu ngoại không có hoá đơn chứng từ hợp pháp để xử lý theo thẩm quyền.

Trước đó, ngày 18-12 Tổ tuần tra của Phòng Cảnh sát giao thông tuần tra trên quốc lộ 13, khi đến đoạn qua phường Lái Thiêu, TP Thuận An, thì phát hiện ô tô mang biển số 61C-529.75 có dấu hiệu khả nghi nên cho dừng xe để kiểm tra.

Qua kiểm tra phát hiện trên xe chở 50 thùng rượu ngoại (300 chai) không rõ nơi sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Bước đầu, lực lượng công an xác định người điều khiển ô tô có quốc tịch Trung Quốc.

Hà Tĩnh truy thu hơn 47,3 tỷ đồng từ chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý 2.852 vụ vi phạm về hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại với tổng số tiền xử phạt và truy thu thuế trên 47,3 tỷ đồng.

Ngày 13/9/2022, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã ban hành Kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa. Theo đó, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động quán triệt, xây dựng và triển khai kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh.

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Hà Tĩnh cũng kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo các lực lượng chức năng chủ động đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh như: kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cao điểm tết Nguyên đán 2023; tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm từ động vật; tăng cường quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ; ngăn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam...

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Tĩnh phối hợp với Công an tỉnh Hà Tĩnh bắt giữ 3 tấn đường nhập lậu lưu thông qua địa bàn tỉnh vào hồi tháng 9/2023

Bám sát chỉ đạo của Trung ương, BCĐ 389 tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành và Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố, thị xã lồng ghép công tác chuyên môn với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chủ động nắm chắc diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa, lượng hàng dự trữ của các đơn vị kinh doanh, nhất là các mặt hàng bình ổn giá để phát hiện những vấn đề bức xúc, nổi cộm và có giải pháp xử lý kịp thời; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các hành vi vận chuyển và kinh doanh hàng cấm, nhập lậu. Cùng đó là nâng cao công tác tuyên truyền; huy động sự tham gia tích cực của các sở, ban, ngành trên toàn tỉnh vào cuộc.

Sau hơn 1 năm triển khai Kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 2.852 vụ vi phạm với tổng số tiền xử phạt và truy thu thuế trên 47,3 tỷ đồng. Trong đó, buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu 601 vụ; gian lận thương mại, gian lận thuế 2.191 vụ; hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ 60 vụ.

Phát hiện, xử lý nhiều vụ kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng

Từ đầu năm 2023 đến nay, ngành chức năng đã phát hiện 23 trường hợp kinh doanh phân bón kém chất lượng và 15 trường hợp kinh doanh phân bón giả.

Theo UBND tỉnh Long An, tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng trên địa bàn vẫn còn diễn ra khá phức tạp. Từ đầu năm 2023 đến nay, ngành chức năng đã phát hiện 23 trường hợp kinh doanh phân bón kém chất lượng và 15 trường hợp kinh doanh phân bón giả.

Từ đầu năm đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An đã tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại 745 lượt cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn, thu 213 mẫu (gồm mẫu phân bón, thuốc bảo vệ thực vât; lúa giống; thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;&hellip😉 để kiểm tra chất lượng hàng hóa.

Kết quả kiểm tra phát hiện có 4 mẫu phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng; 7 mẫu phân bón không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; 1 mẫu thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng... Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, xử lý 113 trường hợp vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 1,4 tỷ đồng.

Số phân bón giả bị quản lý thị trường Long An tịch thu và tiêu hủy.

Bên cạnh đó, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Long An cũng tiến hành kiểm tra, truy xuất nguồn gốc, xử lý nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vi phạm về chất lượng. Điển hình như xử phạt Công ty Việt Úc với số tiền 450 triệu đồng; xử phạt Công ty phân bón Việt Hàn 142 triệu đồng; Công ty Sông Ngưu 118 triệu đồng; Công ty cổ phần SUMO Long An 54 triệu đồng...

Theo ngành chức năng tỉnh Long An, thủ đoạn sản xuất, kinh doanh phân bón giả hiện nay rất tinh vi. Một số công ty sản xuất phân bón theo hình thức khép kín, sản xuất theo đơn đặt hàng; lách luật bằng hình thức chưa hoàn thành công đoàn cuối cùng (hàng chưa thành phẩm), do đó gây khó khăn cho lực lượng chức năng khi kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại điện tử ngày càng phát triển nên việc xác minh, truy tìm gặp nhiều khó khăn.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Long An yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai, thực hiện quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành và UBND tỉnh về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Các lực lượng chức năng, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra phù hợp từng thời điểm, từng địa bàn, chức năng, nhiệm vụ được giao; không để thụ động, bất ngờ, khi tình hình thị trường, giá cả hàng hóa và tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả có biến động. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...

Phát hiện Chất Cấm Trong Cá Khoai ở Quảng Bình: Nguy Cơ Đối Với Sức Khỏe

Phòng Y tế huyện Bố Trạch vừa tiến hành đợt kiểm tra định kỳ tại các chợ trên địa bàn và phát hiện chất cấm formaldehyde trong mẫu cá khoai (còn gọi là cá cháo). Các mẫu thử nghiệm được lấy từ 4 xã và thị trấn khác nhau của huyện đều dương tính với chất cấm này.

Sau khi xác định các mẫu dương tính với formaldehyde, Phòng Y tế đã báo cáo và thông báo cho cộng đồng thông qua các địa phương liên quan. Đồng thời, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục kiểm tra và truy xuất nguồn gốc để xử lý vụ việc này.

Nguyên liệu có chứa formaldehyde đã từng gây nên nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, với biểu hiện ngộ độc nặng như viêm dạ dày, ruột, và các vấn đề đường hô hấp. Hơn nữa, formaldehyde còn có thể gây hại cho da nếu tiếp xúc trực tiếp.

Lời khuyên cho người tiêu dùng: Rất khó để nhận biết thực phẩm có chứa formaldehyde bằng mắt thường. Vì vậy, khi mua thực phẩm, người dân nên chọn những thực phẩm tươi, sờ ấn vào còn mềm mại và không bị khô cứng để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình.

Phú Yên: Lực lượng Công an phối hợp với Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý 645 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

Trong 3 năm (từ năm 2020-2023) lực lượng Công an tỉnh Phú Yên phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra, xử lý 645 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 8,2 tỉ đồng, tịch thu hàng hóa trị giá 32 tỉ đồng góp phần hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong quản lý thị trường.

Theo đó, hàng hóa tịch thu chủ yếu là hàng cấm, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường, hàng giả nhãn hiệu của các nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam... Cục Quản lý thị trường Phú Yên đã chuyển giao 04 vụ có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan Công an tỉnh để điều tra, xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thực hiện Quy chế phối hợp số 02/QC-BCA-BCT ngày 28/5/2020 giữa Bộ Công an và Bộ Công thương về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại; ngày 07/9/2020 Cục Quản lý thị trường Phú Yên và Công an tỉnh đã ký Kế hoạch phối hợp số 136/KH-CAT-CQLTT về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian qua, các đơn vị trực thuộc hai cơ quan đã thường xuyên trao đổi, cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến tình hình vi phạm pháp luật về buôn bán hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại xảy ra trên địa bàn. Trong đó, tập trung vào các phương thức, thủ đoạn mới, những lĩnh vực, mặt hàng, đối tượng, tuyến, địa bàn trọng điểm. 

Lào Cai: Liên tiếp phát hiện, thu giữ nhiều thực phẩm không rõ nguồn xuất xứ và bốc mùi hôi thối

Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 9 đến nay, lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã liên tục phát hiện và thu giữ nhiều vụ vận chuyển và buôn bán thực phẩm không rõ nguồn xuất xứ, nhiều lô hàng trong đó đã bị hỏng và bốc mùi hôi thối.

Từ đầu tháng 9 trở đi, các lực lượng chức năng tại tỉnh Lào Cai đã liên tiếp phát hiện nhiều vụ vi phạm liên quan đến thực phẩm. Dưới đây là một số thông tin về những vụ vi phạm này:

Ngày 26/9/2023, Đội Quản lý thị trường số 1 cùng với Công an thành phố Lào Cai đã tiến hành kiểm tra một lô hàng đông lạnh tại địa điểm tổ 14, đường Mường Than, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai. Lô hàng này được đóng gói trong các hộp carton và thùng xốp và không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trong lô hàng này có chứa 120 kg thịt lợn đông lạnh, 150 kg xúc xích đông lạnh, và 3.600 cánh vịt ăn liền. Các sản phẩm đông lạnh này đã chảy nước và bốc mùi. Nhãn và bao bì sản phẩm không có thông tin về xuất xứ. Ước tính trị giá của lô hàng này là 49.500.000 đồng. Chủ sở hữu lô hàng này không xuất trình được hóa đơn hoặc chứng từ về nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.

Ngày 27/9/2023, Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với Công an tỉnh Lào Cai đã tiến hành kiểm tra một lô hàng khác tại tổ 3, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai. Lô hàng này được đóng gói trong bốn bao tải dứa màu xanh và không có thông tin về nguồn gốc xuất xứ. Trong lô hàng này có chứa 5.100 cái cánh vịt ăn liền đóng gói trong túi nilon, và không có thông tin về xuất xứ. Ước tính trị giá của lô hàng này là 25.500.000 đồng. Chủ sở hữu lô hàng này cũng không xuất trình được hóa đơn hoặc chứng từ về nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.

Ngày 28/9/2023, Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với Công an tỉnh Lào Cai tiếp tục kiểm tra một lô hàng khác tại tổ 5, đường Vũ Trọng Phụng, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai. Lô hàng này được đóng gói trong năm bao tải dứa và cũng không có thông tin về nguồn gốc xuất xứ. Trong lô hàng này có chứa 250 kg xúc xích đông lạnh đóng gói trong túi nilon. Tất cả các sản phẩm đều không có thông tin về xuất xứ. Ước tính trị giá của lô hàng này là 22.500.000 đồng. Chủ sở hữu lô hàng này cũng không xuất trình được hóa đơn hoặc chứng từ về nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.

Đội Quản lý thị trường số 1 đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ các lô hàng trên để xử lý theo quy định của pháp luật. Trước đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai cá nhân khác với số tiền lên đến 90 triệu đồng và 70 triệu đồng do vi phạm quy định về kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc và xuất xứ.

Fanta: khiếp quá, toàn hàng hot trend trên tiktok và facebook, bán hàng mà ko dc kiểm soát chặt thì chết
Dương Minh Chiến: toàn mấy món ăn vặt yêu thích của mình huhu
Hạo Minh: ớn

Liên tiếp phát hiện bóng cười tại các quán bar trong khu phố cổ Hà Nội

Một số quán bar phố cổ Hà Nội vẫn ngang nhiên kinh doanh bóng cười, bất chấp những hệ lụy và quy định của pháp luật.

Theo thông tin từ Công an TP Hà Nội, thời gian qua, Công an quận Hoàn Kiếm phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra các quán bar phố cổ, liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở vẫn ngang nhiên kinh doanh bóng cười.

Theo đó, khoảng 23h30 ngày 2.8, tiến hành kiểm tra quán Ava Lounge (địa chỉ tại số 50-52 Hàng Bè, phường Hàng Bạc), tổ công tác liên ngành phát hiện, thu giữ 3 bình khí N2O tại tầng 2 của tòa nhà, là nơi để đồ và sinh hoạt của nhân viên.

enter image description here 3 bình khí N2O được tìm thấy tại khu vực để đồ và sinh hoạt của nhân viên Ava Lounge (địa chỉ tại số 50-52 Hàng Bè, phường Hàng Bạc). Ảnh: Công an Hà Nội

Cả 3 bình này đều là loại to, trọng lượng khoảng 52,5kg/ bình.

Cùng lúc đó, một tổ công tác khác kiểm tra quán bar The Bunker (địa chỉ tại 44 - 46 phố Mã Mây), phát hiện, thu giữ 1 bình khí cười loại to, trọng lượng 51kg.

Trước đó, khoảng 21h45 cùng ngày, khi kiểm tra một quán bar ở khu phố này, lực lượng chức năng cũng phát hiện, thu giữ 6 bình khí cười loại nhỏ.

Đêm 3.8, lực lượng liên ngành tiếp tục kiểm tra quán bar SpaceX (phố Hàng Buồm), thu giữ 4 bình khí N2O loại nhỏ, trọng lượng 12,5kg/ bình.

“Bóng cười” thực chất là quả bóng bay được bơm một loại khí có công thức hóa học là N2O (Dinitơ oxit hay nitrous oxide).

Loại khí này khi hít vào có khả năng tác động mạnh lên một điểm của hệ thần kinh gây cười, tạo cảm giác lâng lâng sảng khoái cho người sử dụng.

Nếu thường xuyên sử dụng N2O có thể gây ra các rối loạn như cảm giác châm chích ở đầu các chi và đi đứng loạng choạng, rối loạn khí sắc, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp, thiếu máu, thiếu B12.

N2O không nằm trong danh mục các chất ma túy và tiền chất được ban hành theo Nghị định số 73 của Chính phủ mà là hóa chất được quản lý chuyên ngành bởi Bộ Công Thương.

Tuy nhiên, hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh N2O vẫn bị xử lý theo quy định.

Lạng Sơn: Tạm giữ 2 đối tượng buôn bán trái phép gần 80kg pháo nổ

Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đang tạm giữ hình sự các đối tượng Hoàng Đức Quốc (SN 1989, trú tại thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) và Phạm Văn Hậu (SN 1970, trú tại phường Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi buôn bán hàng cấm.

Khoảng 20h30 ngày 26/7, lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại khu vực gần cổng bến xe Phía Bắc, thuộc tổ 5, khối 1, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc thì phát hiện xe ô tô BKS 12A – 070.49 hướng đi từ thị trấn Đồng Đăng – thành phố Lạng Sơn có nhiều biểu hiện nghi vấn.

enter image description here Hoàng Đức Quốc và Phạm Văn Hậu cùng số pháo nổ tại cơ quan công an

Qua tiến hành kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên xe có Phạm Văn Hậu và một người đàn ông là lái xe taxi thuê. Trong cốp sau xe ô tô có 5 bao tải dứa bên trong chứa 20 giàn pháo hoa nổ, tổng trọng lượng 78 kg. Hậu khai nhận, số pháo trên đối tượng mua cùng Hoàng Đức Quốc với giá 1.200.000 đồng/giàn từ thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc mang về Vĩnh Phúc để bán kiếm lời.

Căn cứ lời khai của đối tượng và các biện pháp nghiệp vụ, sáng 27/7, Công an huyện Cao Lộc đã tiến hành bắt giữ đối tượng Hoàng Đức Quốc để xác minh làm rõ. Qua đấu tranh, Quốc khai số pháo trên đối tượng mua của một người đàn ông không rõ tên tuổi, địa chỉ ở thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc với giá 700.000 đồng/giàn và bán lại cho Phạm Văn Hậu nhằm kiếm lời.

Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra làm rõ, xử lý theo quy định.

Bắc Ninh: Tiêu hủy gần 3 tấn thực phẩm nhập lậu và không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh vừa thực hiện việc buộc tiêu hủy gần 3 tấn sản phẩm thực phẩm nhập lậu và không rõ nguồn gốc xuất xứ trị giá 167,4 triệu đồng.

enter image description here

Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Thắng Mạnh, có địa chỉ tại Thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính kinh doanh hàng hoá nhập lậu là thực phẩm và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ là thực phẩm. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính là 120.000.000 đồng; buộc tiêu hủy 1800 kg Thịt vịt đã sơ chế xuất xứ Trung Quốc và 1140 kg Trứng gà non đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ trị giá 167.400.000 đồng.

enter image description here

Ngày 07/7/2023, dưới sự giám sát của cơ quan chức năng toàn bộ tang vật vi phạm hành chính đã được ông Nguyễn Thắng Mạnh vận chuyển đến Nhà máy xử lý, tái chế chất thải dân dụng và công nghiệp - Công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành để tiêu hủy theo quy định. Tang vật vi phạm được đưa vào lò đốt công nghiệp để đốt cháy, không thể tái sử dụng.

Việc tiêu hủy các hàng hóa này được thực hiện công khai, thông tin rộng rãi nhằm xử lý nghiêm vi phạm, góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động thương mại, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong việc chấp hành pháp luật.