Đăng nhập

Thái Nguyên: Phát hiện hơn 650 sản phẩm vi phạm là hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 26/12/2023, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh được thành lập theo Quyết định số 3299/QĐ-UBND ngày 25/12/2023 phối hợp với Đội QLTT số 1 đã tiến hành khám xe ô tô mang BKS 20B-027.xx, phát hiện thu giữ gần 650 sản phẩm vi phạm là hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ với tổng trị giá hơn 30 triệu đồng.

Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra hàng hóa

Thực hiện việc khám ô tô mang BKS 20B-027.xx do ông L.A.T làm lái xe kiêm chủ hàng, Đoàn kiểm tra phát hiện trên xe đang vận chuyển 181 sản phẩm áo quần các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Louis Vuitton, Dior, Nike và 443 sản phẩm áo quần các loại (áo len, áo khoác, quần nỉ) không có nhãn hàng hóa, trên hàng hóa không có bất kỳ căn cứ gì để xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.

Hình ảnh số hàng hóa vi phạm

Tại thời điểm kiểm tra, ông T không xuất trình được bất kỳ giấy tờ, hóa đơn, chứng từ gì liên quan chứng minh nguồn gốc của số hàng hóa nói trên. Toàn bộ số hàng hóa này ông T cho biết được ông mua trôi nổi trên thị trường, không có bất kỳ giấy tờ, hóa đơn, chứng từ gì liên quan.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành thu giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm nói trên để xử lý theo quy định pháp luật./.

Kiểm tra chuỗi kinh doanh xe điện tại 12 tỉnh, TP sử dụng hình ảnh diễn viên nổi tiếng quảng cáo trên website

Lực lượng Quản lý thị trường đã thu giữ gần 300 xe điện có dấu hiệu vi phạm thuộc chuỗi cửa hàng được giới thiệu trên website tại 12 tỉnh, thành phố.

Đội QLTT số 12 (Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh) kiểm tra và thu giữ xe vi phạm tại cơ sở 222 Lê Văn Khương

Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, trong 2 ngày 14-15/12, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường phối hợp với 12 Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bình Dương, Sóc Trăng, Long An, Đồng Nai, Kiên Giang, Phú Thọ tiến hành kiểm tra 34 cơ sở kinh doanh xe đạp điện được giới thiệu trên 02 website: hamachi.vn và thegioixechaydien.com.vn.

Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, lực lượng Quản lý thị trường đã đồng loạt kiểm tra 9 cơ sở kinh doanh tại các địa chỉ: 815 Lũy Bán Bích, 1022 Cách Mạng Tháng 8, 383D Cách Mạng Tháng 8, 577 Huỳnh Tấn Phát, 1063 tỉnh lộ 10, D7/4 Nguyễn Thị Tú, 315 Đỗ Xuân Hợp, 222 Lê Văn Khương, 27/1 Tô Ký và tạm giữ 69 xe đạp điện các nhãn hiệu Hamachi, Tonochi chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ và 10 bộ ắc quy dùng cho xe điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Đột xuất kiểm tra Cơ sở kinh doanh Hamachi số 383D đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, Đội Quản lý thị trường số 10 ghi nhận cửa hàng đóng cửa không rõ lý do và không biết thời gian mở cửa trở lại.

Tại TP. Hà Nội, kiểm tra tại địa điểm kinh doanh Công ty TNHH Himachi Việt Nam, địa chỉ số 308C đường Trường Chinh, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội phát hiện 13 chiếc xe đạp điện nhãn hiệu Hamachi không gắn tem hợp quy, chưa chứng minh được nguồn gốc của hàng hóa.

Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Kiên Giang kiểm tra địa điểm kinh doanh Công ty TNHH Hamachi Việt Nam số 194, đường Nguyễn Trung Trực, phường Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá

Tại Kiên Giang, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang kiểm tra cửa hàng số 19 - địa điểm kinh doanh Công ty TNHH Hamachi Việt Nam số 194, đường Nguyễn Trung Trực, phường Vĩnh Bảo, TP. Rạch Giá phát hiện 10 chiếc xe đạp điện, nhãn hiệu Hamachi chưa chứng minh được về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, đồng thời hàng hóa không gắn dấu hợp quy theo quy định.

Còn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, kiểm tra cửa hàng số 17 - địa điểm kinh doanh Công ty TNHH Hamachi Việt Nam, địa chỉ số 537 Ấp Bắc, phường 5, TP. Mỹ Tho, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang phát hiện và thu giữ 21 chiếc xe đạp điện không gắn dấu hợp quy và 6 chiếc xe máy điện không có nhãn hàng hóa theo quy định.

Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang công bố Quyết định kiểm tra tại Cơ sở kinh doanh Hamachi số 537 Ấp Bắc, phường 5, thành phố Mỹ Tho

Tại thời điểm kiểm tra, đại diện cửa hàng chưa cung cấp được giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại dùng cho xe mô tô, xe gắn máy đối với 6 xe máy điện theo quy định. Đại diện cửa hàng cũng chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ hợp pháp đối với hàng hóa nói trên.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tiến hành kiểm tra Cửa hàng số 14 - Địa điểm kinh doanh Công ty TNHH Hamachi Việt Nam, địa chỉ số 66 đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã thu giữ 54 chiếc xe đạp điện chưa cung cấp được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ; không gắn dấu hợp quy vào sản phẩm hàng hóa là xe đạp điện theo quy định. Cùng với đó, tại Hộ kinh doanh Hà Thị Thủy, địa chỉ số 54, Bùi Văn Hòa, phường An Bình, TP. Biên Hòa, Đội cũng đã thu giữ 11 chiếc xe máy điện mang nhãn hiệu OSAKAR và HTCgogo không có dấu hợp quy theo quy định.

Tại đây, Đội QLTT số 1 đã thu giữ 27 chiếc xe đạp điện và xe máy điện có dấu hiệu vi phạm

Cùng thời điểm trên, tại Đắk Lắk, tiến hành kiểm tra Cửa hàng số 13 - địa điểm kinh doanh Công ty TNHH Hamachi Việt Nam, địa chỉ 38 Y Jut, phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk ghi nhận tại cửa hàng có bày bán 68 chiếc xe đạp điện nhãn hiệu Hamachi không có căn cứ để xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, không gắn tem hợp quy theo quy định, điển hình khi xác định trọng lượng của xe đạp điện đều trên 40kg, vượt ngưỡng về quy chuẩn kỹ thuật quy định tại Thông tư số 39/2013/TT-BGTVT ngày 01/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn quốc gia về xe đạp điện.

Tại Cửa hàng kinh doanh số 15 – địa điểm kinh doanh Công ty cổ phần Hamachi Việt Nam, địa chỉ 1138 Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang, Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang phát hiện tại cửa hàng có 23 xe máy điện và xe đạp điện mang nhãn hiệu Hamachi chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa cũng như các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến chất lượng hàng hóa.

Tại Sóc Trăng, Bình Dương, các cơ sở Hamachi trên địa bàn đóng cửa để tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng.

 

Tây Ninh: Bắt hai đối tượng dùng xe tải vận chuyển thuê lượng lớn thuốc lá lậu

Ngày 10/12/2023, Công an huyện Bến Cầu, Tây Ninh tạm giữ hình sự 2 đối tượng Dương Mạnh Tuyền (SN 1984, ngụ xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, Tây Ninh) và Hà Sơn Vũ (SN 1988, ngụ xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh) để điều tra về hành vi vận chuyển hàng cấm.

Vào lúc 0 giờ ngày 09/12/2023, Tổ công tác của Công an huyện Bến Cầu chốt chặn tại khu vực ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu, phát hiện trên xe tải BS: 70H- 029.82, đang chở nhiều thùng catton có dấu hiệu nghi vấn nên dừng phương tiện kiểm tra.

Đối tượng Vũ

Qua đó, lực lượng đã phát hiện bên trong thùng chứa 27.500 bao thuốc lá điếu các loại. Hai thanh niên trên xe ô tô tải không xuất trình được các giấy tờ liên quan nguồn gốc số thuốc lá trên nên Tổ công tác lập biên bản tạm giữ tang vật và đưa 2 người này về trụ sở làm việc.

Đối tượng Tuyền

Tại cơ quan Công an, 2 thanh niên khai tên Vũ và Tuyền. Trước đó, Vũ được một người quen gọi điện thuê vận chuyển thuốc lá từ khu vực cầu đường Xuồng (xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng) đi giao hàng đến khu vực Lái Thêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương với tiền công là 1,5 triệu đồng/1 chuyến.

Tang vật vụ án

Vũ rủ Tuyền đi theo làm lơ xe, khuân phụ số thuốc lá và trả công cho Tuyền là 500 ngàn đồng/1 chuyến. Cả hai nhận hàng và đang trên đường đi về thì bị Công an huyện Bến Cầu phát hiện, bắt giữ.

Được biết, đây là chuyến thứ ba cả hai cùng nhau vận chuyển hàng lậu. Hiện vụ việc Công an huyện Bến Cầu đang tiếp tục làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Phú Thọ: Mua 16 cây thuốc lá điện tử chứa ma túy trên mạng về bán kiếm lời

Hoàng Quốc Tuấn (21 tuổi) đặt mua 16 cây thuốc lá điện tử có chứa chất ma túy trên mạng xã hội của một người không biết tên tuổi, địa chỉ với mục đích bán lại kiếm lời.

Chiều 28/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Phùng Bảo Ngọc (21 tuổi, trú tại phường Định Trung, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) và Hoàng Quốc Tuấn (21 tuổi, trú ở phường Tích Sơn, TP Vĩnh Yên) để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Một đối tượng tại cơ quan công an

Kết quả trưng cầu giám định tại Viện khoa học hình sự, Bộ Công an, cho thấy trong cây thuốc lá điện tử thu giữ của Phùng Bảo Ngọc có chất ma túy AB-CHMINACA, khối lượng 0,016g.

Ngọc khai nhiều lần mua thuốc lá điện tử chứa ma túy của Hoàng Quốc Tuấn để bán kiếm lời.

Còn Tuấn khai nhận đã bán thuốc lá điện tử có chứa chất ma túy (thường gọi là "Pod chill") cho nhiều người, trong đó có Phùng Bảo Ngọc. Tuấn không trực tiếp đi giao hàng mà thuê H.Q.Đ. (làm nghề giao nhận hàng tự do ở TP Vĩnh Yên), mỗi lần trả từ 30.000-50.000 đồng tiền công.

Thuốc lá điện tử chứa ma túy bị cơ quan công an thu giữ

Tuấn đặt mua 16 cây thuốc lá điện tử có chứa chất ma túy trên mạng xã hội của một người không biết tên tuổi, địa chỉ với mục đích bán lại kiếm lời.

Do bận việc, Tuấn thuê H.Q.Đ. cất giữ với giá 50.000 đồng và không nói cho Đ. biết 16 cây thuốc lá điện tử đó có chứa ma túy.

H.Q.Đ. đã tự giác giao nộp 16 cây thuốc lá điện tử này cho công an.

Kết quả giám định của Viện khoa học hình sự xác định 16 cây thuốc lá điện tử đều có chất ma túy AB-CHMINACA.

Theo công an, nhiều loại thuốc lá điện tử hiện nay có người sử dụng phần đông là thanh niên, thiếu niên, sinh viên, thậm chí có cả học sinh THCS

Theo công an, hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại thuốc lá điện tử, người sử dụng phần đông là thanh niên, thiếu niên, sinh viên, thậm chí có cả học sinh THCS.

Các loại thuốc lá điện tử được mua bán trôi nổi, không có xuất xứ rõ ràng, nhiều loại có chứa thành phần ma túy AB-CHMINACA - một loại ma túy nguy hại, tác động trực tiếp vào thần kinh trung ương, gây ảo giác mạnh dẫn đến người sử dụng mất kiểm soát về hành vi, tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.

Đồng Nai: Phát hiện và thu giữ nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc

Ngày 13/11, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai thu giữ số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Ngày 13/11, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục củng cố hồ sơ xử lý đối tượng Nguyễn Quỳnh Giao, 32 tuổi là chủ hộ kinh doanh Nguyễn Quỳnh Giao tại xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai về hành vi sử dụng phương thức thương mại điện tử, livestream quảng cáo để kinh doanh nhiều loại hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Lực lượng chức năng thu giữ nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Trước đó, chiều 10/11, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp Đoàn kiểm tra liên ngành 389/ĐP tỉnh Đồng Nai tiến hành kiểm tra hành chính hộ kinh doanh Nguyễn Quỳnh Giao.

Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện hộ kinh doanh trên đang có hành vi buôn bán số lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gồm: 1.173 bộ quần áo, 2.096 cái áo, 2.702 cái quần, 645 đôi dép, 254 đôi giày, 124 cái đầm.

Số lượng hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu như Adidas, Zara, Kappa, Tommy Hilfiger, Calvin Klein, Lacoste, Champion, MLB, Skechers, Uniqlo, Mango, Reebok, Crocs.

Qua làm việc ban đầu, Nguyễn Quỳnh Giao khai nhận, toàn bộ số hàng hóa bị thu giữ nói trên là hàng hóa giả mạo các thương hiệu, không có hóa đơn chứng từ, được đối tượng mua trôi nổi trên thị trường về bán kiếm lời.

Lực lượng chức năng đã lập biên bản, thu giữ toàn bộ hàng hóa nói trên và xác minh làm rõ vụ việc xử lý theo pháp luật.

Tây Ninh: Quyết định khởi tố vụ án hình sự “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”

Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh cho biết, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài vừa ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự vận chuyển trái phép 1.459.000.000 đồng và 18.100 USD qua biên giới.

Ngày 06/11/2023, căn cứ tài liệu, chứng cứ, kết quả giám định của cơ quan chức năng, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh) ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” quy định Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Huỳnh Thị Muội bị Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài bắt giữ cùng tang vật 1.459.000.000 đồng và 18.150 USD.

Trước đó, lúc 11 giờ 50 phút ngày 30/10/2023 tại khu vực biên giới thuộc ấp Long An, xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh) phát hiện, bắt quả tang 01 đối tượng nữ khi đang điều khiển xe mô tô, biển kiểm soát 59T1-068.22 từ Campuchia qua biên giới vào Việt Nam, vận chuyển số lượng lớn USD và tiền Việt Nam.

Đối tượng bị bắt giữ là Huỳnh Thị Muội (sinh năm 1978, thường trú tại ấp Long Phi, xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh).

Tang vật thu giữ tại hiện trường, gồm: 1.459.000.000 đồng (2.918 tờ mệnh giá 500.000 đồng), 18.150 USD (181 tờ mệnh giá 100 USD và 01 tờ mệnh giá 50 USD) và 01 xe mô tô, biển kiểm soát 59T1-068.22.

Bước đầu, đối tượng bị bắt giữ khai nhận: Huỳnh Thị Muội là đối tượng thường xuyên xuất cảnh sang thành phố Bavet, tỉnh Svay Rieng, Campuchia đánh bạc ở nhiều casino khác nhau. Toàn bộ số tang vật trên là tiền Việt Nam và tiền đô la Mỹ của Huỳnh Thị Muội thắng bạc tại casino Mộc Bài thuộc phường Bavet, thành phố Bavet, tỉnh Svay Rieng, Campuchia.

Hiện, vụ án đã được Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh) hoàn chỉnh hồ sơ ban đầu và bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Bến Cầu, Công an tỉnh Tây Ninh điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Nam Định bị xử phạt vì sử dụng nhân viên không đảm bảo điều kiện bán hàng

Đội Quản lý thị trường số 2 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xăng dầu do vi phạm quy định về việc sử dụng nhân viên không được đào tạo nghiệp vụ về bảo vệ môi trường.

Vào ngày 11/9/2023, Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 2 của tỉnh Nam Định đã thực hiện kiểm tra định kỳ năm 2023 tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu Đông Ba, doanh nghiệp tư nhân Đông Ba, mà là thương nhân được cấp quyền bán lẻ xăng dầu của Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh. Cửa hàng này có địa chỉ tại Km6+500 Quốc lộ 10, đường Nam Định - Ninh Bình, xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Ảnh: Kiểm soát viên thị trường – Đội QLTT số 2 đang tiến hành kiểm tra tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Kết quả kiểm tra thực tế của đoàn kiểm tra cho thấy cửa hàng này sử dụng một nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu, nhưng nhân viên này không được đào tạo nghiệp vụ về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Do vậy, Đội Quản lý thị trường số 2 đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp tư nhân Đông Ba. Số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức này là 25.000.000 đồng.

Chủ doanh nghiệp tư nhân Đông Ba đã tuân thủ và nghiêm chỉnh thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Đội Quản lý thị trường số 2.

Trong tương lai, Đội Quản lý thị trường số 2 sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ cho các cơ sở kinh doanh xăng dầu và tăng cường công tác quản lý địa bàn để phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm quy định của Nhà nước. Đồng thời, họ sẽ triển khai các giải pháp như trực đường dây nóng và quảng cáo trên mạng xã hội để theo dõi và quản lý các cơ sở kinh doanh xăng dầu một cách nghiêm minh và triệt hạng vi phạm để đảm bảo ổn định thị trường.

Hạo Minh: phạt đúng tội

Quảng Ninh: Phát hiện cơ sở kinh doanh cho khách sử dụng bóng cười

Ngày 28/7, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an phường Trần Hưng Đạo và Đội Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hạ Long tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh Fresh Element tại số 27-29, phố Giếng Đồn, thuộc tổ 10, khu 1, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, phát hiện có 3 khách đang hút các quả bóng bay màu trắng có chứa khí cười (khí N2O).

enter image description here Cơ sở kinh doanh Fresh Element tại số 27-29, Giếng Đồn, phường Trần Hưng Đạo tổ chức cho khách hút bóng bay có chứa khí cười.

Quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trong quán có tổng số 16 bình kim loại, bên trong có chứa khí N2O. Tại thời điểm kiểm tra có Nguyễn Chí Minh, sinh năm 2003, trú tại khu 3, phường Xuân Sơn, thị xã Đông Triều không xuất trình được hóa đơn, chứng từ của việc bày bán, sử dụng khí N2O và giấy phép kinh doanh của cơ sở kinh doanh Fresh Element.

enter image description here
Nguyễn Chí Minh và tang vật bị Cơ quan công an phát hiện, thu giữ.

Nguyễn Chí Minh cho biết, chủ cơ sở kinh doanh là Lan Anh, Minh chỉ là quản lý và nhân viên phục vụ đồ ăn, đồ uống cho khách.

Những bình khí này do Lan Anh mua về để kinh doanh bằng cách bơm vào các quả bóng bay để bán cho khách với giá 100.000 đồng/1 quả.

Hiện cơ quan chức năng đã niêm phong và tạm giữ các bình kim loại chứa khí N2O để tiến hành xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Tự đặt tên siêu thị không đúng quy định, chủ hộ bị phạt hơn 7 triệu đồng

Hành vi vi phạm quy định tên gọi siêu thị của một hộ kinh doanh tại tỉnh Gia Lai đã khiến chủ hộ phải đối mặt với mức phạt lớn.

Ngày 28.7, Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai thông báo về việc tiến hành xử phạt hành chính đối với một hộ kinh doanh tại địa phương. Hộ kinh doanh này đã tự ý đặt tên gọi là "siêu thị Điện máy Ba Sang" mà không tuân thủ đúng quy định.

enter image description here
Chủ hộ kinh doanh tự ý đặt tên siêu thị bị xử phạt hành chính. Ảnh: QLTT Gia Lai

Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 5 đã tiến hành kiểm tra tại hộ kinh doanh có tên gọi trên và do ông Trương Hữu Trọng làm chủ, địa chỉ tại Lô 215 Trần Hưng Đạo, phường Hòa Bình, thị xã Ayun Pa.

Kết quả kiểm tra đã phát hiện trên biển hiệu của cửa hàng có chữ "Siêu thị điện máy Ba Sang" nhưng không tuân thủ các tiêu chuẩn được quy định cho cửa hàng siêu thị hay trung tâm thương mại.

Sau khi làm việc với đoàn kiểm tra, ông Trọng thừa nhận rằng cửa hàng chỉ là một mô hình hộ kinh doanh nhỏ lẻ và chưa được phân hạng là siêu thị. Do đó, cửa hàng này không đáp ứng các tiêu chuẩn quy định để kinh doanh nhiều loại mặt hàng và hoạt động như một siêu thị. Việc đặt tên "siêu thị" trên biển hiệu chỉ nhằm thu hút người mua hàng.

Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 5 đã hoàn tất hồ sơ và trình Đội trưởng để ban hành quyết định xử phạt đối với hộ kinh doanh này với số tiền 7.500.000 đồng vì hành vi vi phạm quy định về tên gọi của cửa hàng.

Bắt giữ tàu chở 250.000 lít dầu DO trái phép trên vùng biển Tây Nam

Trong cuộc tuần tra trên vùng biển Tây Nam, lực lượng chức năng của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã phát hiện và bắt giữ một tàu vận chuyển khoảng 250.000 lít dầu diesel (DO) trái phép. Các biện pháp pháp lý đang được áp dụng để xử lý vi phạm này.

Ngày 15.7, trong quá trình tuần tra và kiểm soát trên vùng biển Tây Nam, lực lượng chức năng của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã phát hiện một tàu có tên BTh 950xx TS đang hoạt động đáng ngờ. Điều này đã khiến họ quyết định tiến hành kiểm tra chi tiết về tàu này.

enter image description here
Lực lượng Cảnh sát biển 4 kiểm tra tàu cá. Ảnh: CSB4

Khi kiểm tra, lực lượng chức năng đã tìm thấy 7 thuyền viên trên tàu, trong đó ông P.V.Đ (SN 1981) làm thuyền trưởng. Tuy nhiên, điều đáng nghi ngờ là tàu đang chở lượng lớn dầu diesel (DO) khoảng 250.000 lít mà không có hóa đơn và chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Trong bối cảnh vi phạm này, lực lượng chức năng đã ngay lập tức tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ hàng hóa vi phạm và lập hồ sơ ban đầu vụ việc. Từ đó, tàu và hàng hóa vi phạm đã bị niêm phong, sau đó được dẫn giải đến cảng Hải đội 421 tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau để tiếp tục điều tra và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Đây là một hành vi vi phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực vận chuyển và giao thông hàng hải, và việc áp dụng biện pháp pháp lý thích hợp là cần thiết để đảm bảo tuân thủ luật pháp và bảo vệ sự an toàn trên biển.