Đăng nhập

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra một cơ sở kinh doanh, tạm giữ hàng ngàn sản phẩm nhập lậu

Lực lượng chức năng Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành kiểm tra một cơ sở kinh doanh ở Xuyên Mộc và tạm giữ hàng ngàn sản phẩm vi phạm. Đây là trường hợp đầu tiên phát hiện và triệt phá với số lượng hàng hóa lớn được bán trên các nền tảng mạng xã hội bằng hình thức livestream trên Facebook.

Lực lượng Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Công an huyện Xuyên Mộc đã tiến hành kiểm tra một điểm tập kết bán hàng của hộ kinh doanh Trần Thị Thanh Hoài, đặt tại ấp Phú Bình, xã Hoà Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tại thời điểm kiểm tra, hàng hóa của cơ sở đang được chất đống, ngổn ngang

Kết quả kiểm tra cho thấy cơ sở này chủ yếu kinh doanh hàng trăm mã hàng hóa từ quần áo, giày dép đến nước lau sàn và thực phẩm. Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có ghi chữ nước ngoài. Điểm tập kết này có diện tích khoảng 300m2 và nằm sâu trong khu dân cư.

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm đếm, phân loại hàng hóa

Chủ cơ sở, Trần Thị Thanh Hoài, thừa nhận toàn bộ hàng hóa được nhập từ TP. Hồ Chí Minh và bán trên các nền tảng mạng xã hội thông qua hình thức livestream trên trang Facebook “Thanh Hoài Shop,” vận chuyển đến người tiêu dùng qua đơn vị giao hàng. Tuy nhiên, chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn và chứng từ liên quan đến hàng hóa. Ước tính số lượng hàng hóa có dấu hiệu vi phạm lên đến hàng chục ngàn sản phẩm.

Ông Lê Quang Hải, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết đây là trường hợp đầu tiên lực lượng quản lý thị trường phát hiện và triệt phá với số lượng hàng hóa lớn được bán trên các nền tảng mạng xã hội. Hiện lực lượng chức năng đang tiến hành kiểm đếm, phân loại sản phẩm và làm việc với chủ cơ sở để kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa tại kho hàng.

Hà Giang: Kiểm tra và tạm giữ 1194 sản phẩm phụ kiện điện thoại các loại, giả mạo nhãn hiệu

Ngày 22/12/2023 Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 - Cục QLTT tỉnh Hà Giang tiến hành kiểm tra Cửa hàng sửa chữa điện thoại ép kính, thay màn hình, tại địa chỉ 481, tổ 4, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang phát hiện 1.194 sản phẩm hàng hóa Phụ kiện điện thoại các loại, giả mạo nhãn hiệu: SAMSUNG; OPPO; APPLE, đã được bảo hộ tại Việt Nam.

Đội QLTT số 3 kiểm tra chi tiết hàng hóa

Thực hiện Quyết định số 156/QĐ-QLTTHG của Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang ngày 16/11/2023 Ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; Cụ thể 10 giờ 00 phút sáng ngày 22/12/2023 Đội QLTT số 3 thuộc Cục QLTT tỉnh Hà Giang tiến hành kiểm tra Cửa hàng sửa chữa điện thoại, ép kính, thay màn hình, tại địa chỉ 481, tổ 4, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, cơ sở đang hoạt động kinh doanh Mặt hàng Phụ kiện điện thoại (Bộ sạc, tai nghe, pin, dây sạc, cục sạc) các loại, qua kiểm tra Đoàn kiểm tra- Đội QLTT số 3 phát hiện 1.194 sản phẩm hàng hóa Phụ kiện điện thoại các loại, là hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam như SAMSUNG; OPPO; APPLE,. Chủ Cửa hàng là Bà: Bùi Thị Hường: Sinh năm 1986 không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì chứng minh tính hợp pháp của số hàng hóa nói trên.

Hàng hóa vi phạm Giả mạo nhãn hiệu

Vụ việc đang được Đội QLTT số 3- Cục QLTT tỉnh Hà Giang tiếp tục xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Cao Bằng: Phát hiện, thu giữ 2.000 kg nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội Quản lý Thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý Thị trường Cao Bằng đã thực hiện cuộc kiểm tra đột xuất và tạm giữ 2.000 kg nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thông tin này được cung cấp từ nguồn tin của quần chúng nhân dân.

Đội QLTT số 2 kiểm tra tang vật vi phạm

Ngày 19/12/2023, tại xóm Ta Nay, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Đội Quản lý Thị trường số 2 phối hợp với Công an huyện Trùng Khánh thực hiện cuộc kiểm tra theo kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cuối năm 2023, cũng như chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Trong quá trình kiểm tra, đội quản lý thị trường phát hiện trong khu chuồng nuôi gia súc gia cầm của ông Phan Văn Thức có 100 bao tải dứa màu xanh. Kiểm tra chi tiết bên trong các bao tải này, họ phát hiện 2.000 kg nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn và chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Đội QLTT số 2 phối hợp với Bộ đội Biên phòng kiểm tra tang vật vi phạm

Ông Phan Văn Thức, chủ sở hữu chuồng nuôi, xác nhận không biết về số lượng thuốc lá này và không rõ người nào đã để vào chuồng của gia đình ông. Đội Quản lý Thị trường số 2 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ tang vật để ngăn chặn hành vi vi phạm và tiếp tục điều tra vụ án theo quy định của pháp luật.

Sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả bị xử lý hình sự như thế nào ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 194, Bộ Luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Điểm a ,Khoản 44 Điều 1, Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh như sau:

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Buôn bán qua biên giới;

g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

Ảnh minh họa

h) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng;

c) Làm chết người;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

e) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;

b) Làm chết 02 người trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.”;

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thanh Hóa: Tiêu huỷ 15kg lợn chết

Ngày 17/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá cho biết, đơn vị phối hợp với Công an huyện Nga Sơn và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện tiến hành tiêu hủy 150kg lợn chết tại bãi rác thải tập trung của huyện Nga Sơn.

Con lợn 150kg bị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đã chết, đang bốc mùi ôi thiu, biến đổi màu sắc

Trước đó, ngày 16/11, Đội Quản lý thị trường số 15 Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá và Công an huyện Nga Sơn đã tiến hành kiểm tra phương tiện do ông Hoả Văn Hợp (địa chỉ: Thôn 3, xã Nga Trung, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá😉 điều khiển.

Tại thời điểm kiểm tra, ông Hợp đang vận chuyển 01 con lợn bị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đã chết, đang bốc mùi ôi thiu, biến đổi màu sắc mùi vị không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đi tiêu thụ.

Hiện, Đội Quản lý thị trường Số 15 đã ra xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Hoả Văn Hợp về hành vi vận chuyển động vật chết không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm để kinh doanh với số tiền 10 triệu đồng, đồng thời tiến hành tiêu hủy số lợn trên theo quy định.

Quảng Bình: Phát hiện hơn 1.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu, giả mạo nhãn hiệu trên xe vận chuyển

Đội Quản lý thị trường số 2 phối hợp với Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ và giả mạo nhãn hiệu bảo hộ tại Việt Nam.

Đội Quản lý thị trường số 2 của Cục Quản lý Thị trường tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra cùng với Phòng Cảnh sát Giao thông - Công an tỉnh Quảng Bình và phát hiện một xe ô tô tải chở hàng hóa có nhiều dấu hiệu vi phạm trên tuyến Quốc lộ 1A tại km 612, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Xe ô tô tải này do ông Nguyễn Văn Hoàng điều khiển.

Phương tiện vận chuyển hàng hóa vi phạm

Khi kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện hàng hóa vận chuyển gồm nhiều loại áo nữ, túi xách, dép nữ không có nguồn gốc rõ ràng và được dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu bảo hộ tại Việt Nam như GUCCI, LOUIS VUITTON, HERMÈS; 293 đôi giày, dép nữ; 27 sản phẩm đèn led; 37 cái tai nghe bluetooth; 30 cái sạc dự phòng; 30 cái máy tạo bọt; 02 chiếc xe đạp có xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan; và 39 đơn vị thực phẩm chức năng từ nhiều nước như Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đức, Úc. Ngoài ra, còn có 545 đơn vị sản phẩm áo, quần, chân váy không có nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đội QLTT số 2 tiến hành khám phương tiện vận tải

Ông Nguyễn Văn Hoàng, người điều khiển phương tiện, không thể cung cấp bất kỳ hóa đơn hoặc chứng từ nào để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định. Ông này thừa nhận rằng số hàng hóa trên xe ô tô tải này được ông vận chuyển từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để giao cho khách hàng, nhưng đã bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ.

Hàng hóa vi phạm

Đội Quản lý thị trường số 2 đã lập hồ sơ vụ việc và tạm giữ toàn bộ số hàng hóa để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Đồng Nai: Triệt phá điểm sang chiết gas giả số lượng lớn

Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Đồng Nai đang tiến hành điều tra vụ việc triệt phá điểm sản xuất gas giả tại phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa, với số lượng lớn hàng trăm bình gas thành phẩm và nhiều tang vật liên quan.

Cơ quan công an đã tạm giữ 728 bình gas LPG thành phẩm, 494 vỏ bình gas LPG. Ảnh: Công an Đồng Nai

Vào ngày 2.10, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp tiến hành kiểm tra và bắt quả tang tại Công ty TNHH Toàn Năng Phát, do ông Bùi Anh Dũng (54 tuổi) làm giám đốc, đang thực hiện hành vi sản xuất gas giả các nhãn hiệu và vận chuyển chúng lên xe ô tô tải để bán cho khách hàng.

Trong quá trình kiểm tra, tổ công tác đã phát hiện tại nhà kho của công ty có nhiều đối tượng đang thực hiện việc này, bao gồm Huỳnh Thanh T. (54 tuổi), Đặng Thanh S. (35 tuổi) và Nguyễn Chí Linh (36 tuổi).

Để đảm bảo tính hợp pháp và an toàn của sản phẩm gas, cơ quan công an đã tạm giữ 728 bình gas LPG thành phẩm, 494 vỏ bình gas LPG, 3 xe ô tô, 3 xe bồn, máy móc, công cụ sử dụng cho việc sang chiết gas, số lượng lớn màng co, tem chống hàng giả cùng với các tang vật khác liên quan.

Bùi Anh Dũng và các đồng bọn đã khai nhận hành vi phạm tội của mình trong quá trình làm việc với công an. Vụ việc đang được tiếp tục điều tra để xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.

Đom Đóm: Buôn gian bán lận mới phải lén lút thôi
Nam Anh: Nguy hiểm quá
Hạo Minh: bảo sao mỗi nơi 1 giá các bác ạ

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia khảo sát và làm việc với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng

Sáng ngày 27/9/2023, tại Đà Nẵng, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và đại diện Bộ, ngành chức năng đã có buổi khảo sát thực tế công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng và làm việc với đại diện Ban Chỉ đạo 389 thành phố Đà Nẵng.

Chương trình làm việc nhằm thực hiện chỉ đạo của thường trực BCĐ 389 quốc gia về tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 111 năm 2022 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế.

Quang cảnh buổi làm việc

Tại nhà ga T2 - sân bay quốc tế Đà Nẵng, đoàn đã kiểm tra khu vực kiểm tra, kiểm soát đối với hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, khu vực soi chiếu, phân tích hình ảnh, camera giám sát của hải quan, an ninh hàng không, khu vực hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế, khu vực chó nghiệp vụ hoạt động và một số khu vực khác tại sân bay. Theo báo cáo của Hải quan Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, các chuyển bay quốc tế đi và đến Đà Nẵng đã phục hồi hơn 50%, bình quân mỗi ngày có khoảng 80-100 chuyến bay quốc tế đến và đi tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng; không có chuyến bay hàng hoá.

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá qua cảng hàng không chỉ đạt 35 triệu USD, chủ yếu hàng hoá xách tay đi theo hành khách. Hải quan Đà Nẵng nhận đinh: Hiện tại sân bay Đà Nẵng chưa phải là điểm nóng về tình trạng buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, đặc biệt là ma tuý. Tuy nhiên, các lực lượng phối hợp và Hải quan Sân bay Đà Nẵng vẫn không chủ quan mà triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, trên cơ sở phân tích địa bàn trọng điểm, tuyến trọng điểm, đối tượng trọng điểm để quản lý rủi ro; tăng cường hiệu quả của máy soi chiếu và camera giám sát, chó nghiệp vụ…Từ đầu năm đến nay, cơ quan hải quan đã phát hiện 19 vụ vi phạm về buôn lậu và vận chuyển hàng cấm, tuy nhiên tính chất và quy mô vụ việc không quá phức tạp.

Trong thời gian tới, các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389 Thành phố sẽ vẫn tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế. Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các lực lượng chức năng với nhau, qua đó nắm tình hình, kịp thời phát hiện đấu tranh, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, hoạt động vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không.

 

Long An: Khởi tố 2 đối tượng vận chuyển đường cát nhập lậu bằng ô tô

Hai đối tượng vận chuyển 1.140 bao đường cát nhập lậu đang trên đường đưa vào nội địa tiêu thụ thì bị công an phát hiện, bắt giữ.

Ngày 09/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An ra quyết định khởi tố 2 bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Đặng Anh Quốc (28 tuổi, ngụ xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) và Lê Thành Tuấn (32 tuổi, ngụ xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) về hành vi “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”.

enter image description here Đường cát nhập lậu bị thu giữ

Trước đó, tại ấp Nhơn Xuyên, xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa, lực lượng chống buôn lậu Công an huyện Thạnh Hóa kiểm tra xe ô tô do Quốc điều khiển, phát hiện bên trong xe có 600 bao đường cát (mỗi bao nặng 50kg) không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Đến khoảng 20 giờ 30 phút cùng ngày, lực lượng chống buôn lậu tiếp tục kiểm tra xe ô tô do Tuấn điều khiển, phát hiện 540 bao đường cát (mỗi bao nặng 50kg), không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Cơ quan công an đã tạm giữ số hàng hóa và phương tiện vận chuyển; đồng thời, đưa 2 đối tượng về làm việc lấy lời khai. Hai đối tượng khai nhận số đường cát trên được nhập lậu từ bên Campuchia sang và đang trên đường vận chuyển đưa vào nội địa tiêu thụ thì bị công an phát hiện, bắt giữ./.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 người về hành vi mua bán động vật rừng.

Ngày 1.8, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 người về hành vi mua bán động vật rừng.

Cụ thể, ông V.Q.T (nghề nghiệp làm rẫy) và bà H.T.B.D (làm nội trợ) cùng ngụ ấp Liên Đức, xã Xà Bang, huyện Châu Đức, đã bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt quả tang đang mua bán động vật rừng.

enter image description here Ảnh minh họa

Hành vi của cả hai người đã vi phạm hành chính khi “Mua bán động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng động vật rừng nguy cấp, quý hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 3.000.000 đồng” và “Mua bán động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng động vật rừng nguy cấp, quý hiếm Nhóm IB với số lượng dưới 03 cá thể lớp chim, bò sát hoặc động vật lớp khác”.

Vì vậy, cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản vi phạm, trình UBND tỉnh ra quyết định xử phạt mỗi người 288 triệu đồng. Còn tang vật bị tịch thu xử lí theo quy định.