Kiên Giang: Bắt quả tang 3 đối tượng sản xuất pháo nổ trái phép
Chiều 27-12, Công an huyện Kiên Lương (Kiên Giang) kiểm tra tại địa chỉ số 138, quốc lộ 80, khu phố Ngã Ba, thị trấn Kiên Lương, bắt quả tang 3 đối tượng đang thực hiện hành vi sản xuất pháo nổ trái.
03 đối tượng bị bắt quả tang.
Các đối tượng gồm Huỳnh Văn Út (18 tuổi), Nguyễn Hòang Vân (16 tuổi) và Huỳnh Thị Mai (37 tuổi), cả 3 thường trú trên địa bàn huyện Kiên Lương.
Tang vật thu giữ được.
Tang vật thu giữ gồm nguyên liệu sản xuất pháo, 2kg pháo thành phẩm...
Hiện, vụ việc Công an huyện Kiên Lương tiếp tục điều tra, xử lý.
Hà Nội: Kiểm tra nhiều điểm kinh doanh, phát hiện hàng nghìn sản phẩm giả mạo nhãn hiệu
Thực hiện kiểm tra đồng loạt tại nhiều điểm kinh doanh của Hà Nội như tại trung tâm quận Hoàn Kiếm, chợ Ninh Hiệp…, lực lượng chức năng đã phát hiên, thu giữ hàng nghìn sản phẩm giả mạo nhãn hiệu, trong đó có nhiều nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Qua kiểm tra, đã thu giữ gần 2.900 sản phẩm chủ yếu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Theo Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), trong ngày 6/12, dưới sự giám sát của Tổng cục QLTT, Cục QLTT TP Hà Nội đồng loạt tiến hành kiểm tra 4 quận, huyện trọng điểm trên địa bàn thủ đô như: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Gia Lâm, Hoài Đức.
Tại địa bàn trung tâm quận Hoàn Kiếm, Đội QLTT số 2 đã thu giữ gần 400 sản phẩm là quần áo giả mại thương hiệu The North Face, Nike, Aiddas, LV, Gucci tại các cửa hàng kinh doanh quần áo ở địa chỉ 33A phố Gia Ngư, phường Hàng Bạc; Cửa hàng kinh doanh quần áo Fox Sport tại địa chỉ: 19 Hàng Đường, phường Hàng Đào và cửa hàng quần áo – hộ kinh doanh Đỗ Anh Quân, tại 78-80 Hàng Khoai, phường Hàng Mã.
Lực lượng kiểm tra đã phát hiện nhiều sản phẩm giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Ngoài ra, Đội QLTT số 5 đã tiến hành kiểm tra các hộ kinh doanh kính mắt, giày dép, phụ kiện điện thoại trên địa bàn các phố: Bạch Mai, Trần Khát Chân và Kim Ngưu, thu giữ trên 400 sản phẩm giày dép, kính mắt giả mạo nhãn hiệu.
Đặc biệt, ra quân kiểm tra tại chợ Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm - một trong những tụ điểm có tiếng về hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ tại miền Bắc phân phối đi cả nước, Đội QLTT số 8 và số 14 đã thu giữ gần 2.000 sản phẩm là quần áo, giày dép mang các thương hiệu nổi tiếng như: Prada, LV, Gucci, Adidas.
Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu vi phạm tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP. Hà Nội
Tương tự, trên địa bàn huyện Hoài Đức, kiểm tra các cửa hàng, hộ kinh doanh giày dép, quần áo, tổ công tác của Đội QLTT số 24 cũng thu giữ hàng trăm sản phẩm là giày dép giả mạo các nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Như vậy, với việc đồng loạt ra quân kiểm tra, lực lượng QLTT đã thu giữ gần 2.900 sản phẩm chủ yếu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu tại 15 cơ sở kinh doanh trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Cũng theo Tổng cục QLTT, trước đó, nằm trong chương trình đôn đốc, giám sát của Tổng cục, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục QLTT, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn đã trực tiếp chỉ đạo các Đội QLTT số 1,2,3,7 kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh hàng hóa trên các địa bàn: TP Lạng Sơn, huyện Lộc Bình, huyện Cao Lộc, huyện Văn Lãng.
Theo đó, trong 81 cơ sở kinh doanh trên 4 địa bàn là TP Lạng Sơn, huyện Lộc Bình, huyện Cao Lộc, huyện Văn Lãng, lực lượng QLTT tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện và xử 62 cơ sở vi phạm với số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 360 triệu đồng, trị giá hàng hóa vi phạm trên 330 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng nhập lậu.
Các sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu bị lực lượng QLTT thu giữ
Được biết, hoạt động này thuộc khuôn khổ chương trình đôn đốc triển khai Kế hoạch 888 tại các tỉnh, thành phố trọng điểm từ năm 2021 đến nay, hướng tới hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 không còn địa điểm bày bán công khai hàng hóa vi phạm về kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Kế hoạch 888 được triển khai đồng bộ trên cả 63 tỉnh, thành phố tập trung vào các địa bàn trọng tâm, các mặt hàng trọng điểm. Có thể nói, sau gần 3 năm triển khai, Kế hoạch 888 đã đóng góp lớn vào kết quả chung của toàn lực lượng trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại.
Quảng Ninh: Sử dụng biển số giả vận chuyển 450kg cá tầm nhập lậu
Tại thời điểm bị tổ công tác Công an huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, chiếc tô tải đã sử dụng biển số giả, chở 9 thùng nhựa chứa 450kg cá tầm tươi sống.
Chiếc xe tải chở 450kg cá tầm nhập lậu
Ngày 27-11, qua công tác tuần tra kiểm soát, Tổ công tác Công an huyện đã phát hiện 1 xe ô tô tải di chuyển theo hướng từ cửa khẩu Bắc Phong Sinh ra Quốc lộ 18B có biểu hiện nghi vấn. Quá trình kiểm tra phát hiện phương tiện xe ô tải này sử dụng biển số giả, trên xe chở 9 thùng nhựa chứa 450kg cá tầm tươi sống.
Cá tầm trên xe ô tô tải
Tại thời điểm kiểm tra, lái xe Tạ Xuân T trú tại xã Hải Tiến, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh thừa nhận, toàn bộ số cá tầm nói trên là hàng hoá nhập lậu không có hoá đơn, giấy tờ thuế.
Ông T được thuê vận chuyển từ xã Quảng Đức, huyện Hải Hà đến thành phố Móng Cái để lấy tiền cước vận chuyển.
Công an huyện Hải Hà đã tạm giữ toàn bộ tang vật, phối hợp với các phòng chức năng thuộc UBND huyện đánh giá tình trạng hàng hóa, xác định giá trị tang vật 450kg cá tầm tươi sống là 67,5 triệu đồng.
Cơ quan chức năng xác định số cá tầm trên là hàng hoá nhập lậu từ Trung Quốc về, để đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, Công an huyện Hải Hà đã phối hợp với các phòng chức năng tiêu huỷ số tang vật trên theo quy định.
UBND huyện Hải Hà đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân ông Tạ Xuân T số tiền 50 triệu đồng về hành vi “Vận chuyển hàng hóa nhập lậu”.
TP.HCM: Buộc tiêu hủy gần 2.000 sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo các nhãn hiệu Hermes, Louis Vuitton, Burberry
Buộc tiêu hủy gần 2.000 sản phẩm là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo các nhãn hiệu Hermes, Louis Vuitton, Burberry…
Sáng ngày 02/11/2023, tại Chi nhánh Môi trường Đô thị Sài Gòn - Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM, địa chỉ: số 150 Lê Đại Hành, Phường 7, Quận 11, TP.HCM, Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tiêu hủy hàng hóa đối với 1.910 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm, có tổng trị giá 260.930.000 đồng thuộc 17 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và Đội Quản lý thị trường số 5 ban hành dưới sự giám sát tiêu hủy của Đại diện Cục Quản lý thị trường Thành phố, Phòng Tài chính -Kế hoạch Quận 5 và Đội Quản lý thị trường số 5
Hình ảnh tập kết hàng hóa để tiêu hủy
Hàng hóa vi phạm trong đợt tiêu hủy này là quần áo, vải, giày, dép, ốp lưng điện thoại di động, túi nhựa các loại: không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn sử dụng và hàng hoá giả mạo các nhãn hiệu: Chanel, Nike, Hermes, Louis Vuitton, Burberry, Dior.
Phương thức tiêu hủy được áp dụng là xay nhuyễn, nghiền nát, hủy hình dạng ban đầu.
Toàn bộ quá trình tiêu hủy hàng hóa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về môi trường, có sự giám sát chặt chẽ của đại diện Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các lực lượng chức năng phối hợp theo đúng quy định.
Hình ảnh xay nhuyễn hàng hóa
Trước tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, gian lận thương mại vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, Cục Quản lý thị trường TP.HCM chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra tại các trung tâm thương mại, tuyến đường phố. Riêng đối với hàng giả, trong quý 3 năm 2023, các Đội Quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý 426 trường hợp vi phạm về các hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu,... tạm giữ 49.444 đơn vị sản phẩm sữa bột, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, túi xách, ví, hàng điện tử, phụ kiện điện thoại di động, phụ tùng xe máy, đồng hồ, dụng cụ cầm tay, vải, trang sức xi mạ,… nhãn hiệu Honda, Adidas, Nike, Chanel, Valentino, Versace, Louis Vuitton, Apple, Levi’s, Apple, Bosch, Dior, Rolex, Patek Phillippe, MLB,.... Tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 4,2 tỷ đồng.
Trong các tháng cuối năm, nguồn hàng hóa di chuyển vào thị trường từ hướng biên giới Tây Nam được tập kết tại các kho hàng, điểm trung chuyển, chứa trữ và được bày bán, kinh doanh tại các tuyến phố du lịch, địa bàn nổi cộm, trọng điểm, trung tâm thương mại sẽ hoạt động sôi nổi, mạnh hơn nên Cục Quản lý thị trường TP.HCM tiếp tục chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường phải tập trung đẩy mạnh hơn nữa thực hiện các biện pháp nghiêp vụ giám sát, thẩm tra, xác minh để kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các đối tượng vi phạm tại các địa bàn trọng điểm, nổi cộm, các tuyến đường liên tỉnh, quốc lộ và tại các kho bãi, điểm chứa trữ hàng hóa.
Đắk Lắk: Phát hiện hơn 100 chiếc xe điện không rõ nguồn gốc xuất xứ
Ngày 30/09, lãnh đạo Công an huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị này đang xác minh, củng cố hồ sơ để xử lý 04 trường hợp kinh doanh hơn 110 xe đạp điện, xe máy điện không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn.
Trung tá Thái Khắc Chính- Trưởng Công an huyện Cư Mgar (Đắk Lắk) tại bãi xe điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Trước đó, Công an huyện Cư Mgar phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh xe đạp điện, xe máy điện trên địa bàn có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực thương mại. Ngay sau đó, lãnh đạo Công an huyện Cư Mgar đã chỉ đạo đội Cảnh sát kinh tế vào cuộc xác minh, điều tra.
Đến sáng 26/09, Công an huyện Cư Mgar triển khai 04 tổ công tác, đồng loạt kiểm tra 04 cửa hàng kinh doanh trên địa bàn thị trấn Quảng Phú và xã Quảng Tiến, huyện Cư Mgar.
Tại các cửa hàng trên, lực lượng Công an phát hiện 110 chiếc xe đạp điện, xe máy điện không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, với tổng giá trị tài sản hơn 1 tỉ đồng. Ngay sau đó, lực lượng Công an tiến hành lập biên bản, niêm phong và thu giữ toàn bộ số xe điện trên đưa về đơn vị để phụ vụ điều tra, xác minh.
Hiện, Công an huyện Cư Mgar tiếp tục xác minh làm rõ để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Lạng Sơn: Phát hiện và xử phạt 3 cơ sở kinh doanh hàng giả nhãn hiệu trên địa bàn thành phố
Đội Quản lý thị trường số 1 tại Lạng Sơn đã phát hiện và xử phạt 3 cơ sở kinh doanh hàng giả nhãn hiệu, đồng thời buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá 27.5 triệu đồng và áp phạt tổng cộng 40 triệu đồng. Hành động này được thực hiện để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo văn minh thương mại trong khu vực
Đội Quản lý thị trường số 1 đã thực hiện kiểm tra và xử lý 3 vụ việc kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Các vi phạm này đã bị xử phạt tổng cộng 40 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá 27.5 triệu đồng.
Các biện pháp này được thực hiện dựa trên các quyết định và công văn của Tổng cục Quản lý thị trường về việc đấu tranh, phòng chống hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn năm 2021 - 2025. Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, Đội Quản lý thị trường số 1 đã tăng cường công tác quản lý địa bàn và chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Trong thời gian tới, Đội Quản lý thị trường số 1 sẽ tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra và kiểm soát thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, như bánh kẹo và đồ chơi trẻ em, để đảm bảo an toàn và hoàng hoá nguồn gốc xuất xứ. Điều này nhằm đảm bảo một môi trường thương mại lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong khu vực.
Phát hiện ôtô vận chuyển gần 59 kg ma túy
Ngày 29/8, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã thông tin về việc phát hiện và bắt giữ một đối tượng vận chuyển lượng lớn ma túy trái phép. Cụ thể, sau quá trình kiểm tra, cảnh sát đã thu giữ tổng cộng 58,867 kg ma túy tổng hợp dạng ketamine và MDMA. Những lượng ma túy này được ngụy trang khéo léo trong các túi đựng sữa bột, bánh kẹo và ngũ cốc.
Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Mạnh Cường, sinh năm 1996, trú tại xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Nguyễn Mạnh Cường về tội "Mua bán trái phép chất ma túy."
Sự việc được phát hiện sau khi Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy Công an TP Hà Nội đã phát hiện một chiếc xe ôtô Hyundai Santa Fe có biểu hiện nghi vấn.
Tổ công tác đã tiến hành bắt giữ Nguyễn Mạnh Cường khi đối tượng này đang vận chuyển 4 thùng hàng bằng giấy bìa carton. Trong quá trình kiểm tra, lượng ma túy nói trên đã được thu giữ. Đây được cho là số lượng ma túy lớn nhất bị phát hiện và bắt giữ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ trước đến nay.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã khẩn trương tổ chức điều tra. Hiện tại, đã có đủ căn cứ bước đầu xác định đối tượng có hành vi buôn bán ma túy. Các hoạt động điều tra tiếp tục được triển khai để làm sáng tỏ toàn bộ vụ việc.
Lâm Đồng: Lồng ghép kiểm tra, kiểm soát thị trường với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh gạo
Ngày 23/8/2023, Đội Quản lý thị trường số 2 tiến hành rà soát, giám sát các cơ sở kinh doanh mặt hàng gạo trên địa bàn huyện Đức Trọng, yêu cầu các cơ sở kinh doanh cam kết không kinh doanh hàng hoá nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm đối với ngành hàng thực phẩm, hàng hoá không đảm bảo chất lượng, thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niên yết theo quy định, không đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý … Đội Quản lý thị trường số 2 luôn tăng cường nắm bắt, quản lý địa bàn, lồng ghép trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn quản lý để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh gạo nói riêng cũng như các mặt hàng khác.
Trong thời gian tới, Đội Quản lý thị trường số 2 sẽ tiếp tục thực hiện theo Công văn 460/QLTTLĐ-NVTH ngày 22/08/2023 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng về việc triển khai Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 15/8/2023 của Bộ Công thương về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay. Cùng lúc đó Đội cũng sẽ tiến hành giám sát các cơ sở kinh doanh mặt hàng gạo trên các địa bàn còn lại của Đội quản lý, cương quyết xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện các hành vi vi phạm.
Tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm ATTP phẩm tại Quảng Ninh
Đội QLTT số 4 tại Quảng Ninh đã thực hiện tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn Vệ sinh Thực phẩm. Trong một cuộc kiểm tra gần đây, họ đã phát hiện và xử lý một vụ vi phạm liên quan đến việc buôn bán số lượng lớn cua nước ngọt không đảm bảo nguồn gốc, gây nguy cơ cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Mục tiêu tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn Vệ sinh Thực phẩm tại tỉnh Quảng Ninh đã nhận được sự quan tâm và chỉ đạo từ Cục QLTT tỉnh. Đội QLTT số 4, chịu trách nhiệm cho việc thực hiện kế hoạch này, đã tiến hành một cuộc kiểm tra quan trọng vào thời điểm trước dịp tết trung thu và Quốc khánh 02/9 năm 2023.
Trong cuộc kiểm tra này, Đội QLTT số 4 đã tập trung vào việc kiểm tra một cơ sở kinh doanh địa phương, thuộc sở hữu của bà Vũ Thị Bình, tại phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái. Bà Vũ Thị Bình đã hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, tuy nhiên, bà này chưa thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Sự vi phạm nghiêm trọng đã được phát hiện khi Đội kiểm tra phát hiện bà Vũ Thị Bình đang bày bán 300 kg con cua nước ngọt tươi sống. Số hàng hóa này đã được đóng gói trong 10 thùng xốp, với bọc bao dứa bên ngoài, nhưng không có bất kỳ thông tin về nguồn gốc hay xuất xứ. Điều đáng ngại hơn, nhiều con cua đã chết và bốc mùi hôi tanh, gây nguy cơ cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Sau khi tiến hành kiểm tra và thu thập đủ chứng cứ, Đội QLTT số 4 đã quyết định xử phạt bà Vũ Thị Bình với số tiền là 19.500.000 đồng. Đồng thời, để đảm bảo rằng tình trạng vi phạm sẽ không tiếp tục gây ra hậu quả, biện pháp khắc phục hậu quả đã được áp dụng, bao gồm việc buộc tiêu hủy toàn bộ số tang vật vi phạm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn Vệ sinh Thực phẩm tại Quảng Ninh đã được Đội QLTT số 4 thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả. Việc này đã đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và tôn vinh tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh của các cơ sở thực phẩm.
Bắc Giang: Xử phạt 10 triệu đồng và tịch thu hàng nhập lậu trong vụ vi phạm kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm
Ngày 08/8, một đoàn kiểm tra đặc biệt bao gồm Đội Quản lý Thị trường số 3 thuộc Cục Quản lý Thị trường tỉnh Bắc Giang, cùng với Phòng Cảnh sát kinh tế và Đội Cảnh sát kinh tế - Công an huyện Lục Ngạn, đã tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh của bà Nguyễn Thị Thoa tại địa chỉ số 539 Dốc Đồn, thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Quá trình kiểm tra đã phát hiện một số vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh của bà Nguyễn Thị Thoa. Theo thông tin từ đoàn kiểm tra, hộ kinh doanh của bà đã bày bán tổng cộng 468 đơn vị sản phẩm gồm mỹ phẩm và thực phẩm, có nguồn gốc từ nước ngoài. Tổng giá trị của hàng hóa này, dựa trên giá niêm yết trên sản phẩm, ước tính khoảng 10.474.000 đồng.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thoa không thể cung cấp được các hoá đơn hoặc chứng từ liên quan đến nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa này. Điều này đã làm cho việc kinh doanh của bà trở thành một hành vi vi phạm nghiêm trọng về quản lý thị trường và an toàn thực phẩm.
Sau khi xác minh và thu thập đầy đủ thông tin, Đội Quản lý Thị trường số 3 đã quyết định tiến hành xử phạt hành chính đối với bà Nguyễn Thị Thoa với số tiền 10.000.000 đồng, liên quan đến hành vi vi phạm trong việc kinh doanh hàng hóa nhập lậu, bao gồm mỹ phẩm và thực phẩm. Đồng thời, toàn bộ số hàng hóa liên quan đến vi phạm này cũng đã bị tịch thu như tang vật vi phạm.