Đăng nhập

Quảng Trị: Dừng kiểm tra 9 xe ôtô lưu thông, phát hiện 8 chiếc chở đường nhập lậu

Trên Quốc lộ 9 ở tỉnh Quảng Trị, Công an huyện Đakrông dừng kiểm tra 9 chiếc xe ôtô hạ tải thì phát hiện đến 8 chiếc chở đường nhập lậu.

Ngày 17.12, Công an huyện Đakrông cho biết, thực hiện kế hoạch của Công an tỉnh Quảng Trị về mở đợt cao điểm ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, ở ngày thứ 2 ra quân, đơn vị này đã phát hiện, bắt giữ một số vụ vận chuyển hàng lậu.

Các bao đường kính trắng trên xe ôtô hạ tải.

Cụ thể, vào tối 16.12, tổ công tác Công an huyện Đakrông tiến hành dừng đón, kiểm tra 9 xe ôtô hạ tải lưu thông trên Quốc lộ 9 có biểu hiện nghi vấn.

Qua kiểm tra, bước đầu phát hiện trên 8 phương tiện có biển số: 49D-005.42, 74D-001.20, 34D-016.44, 74D-002.61, 74D-000.60, 49D-002.01,74D-002.29, 74D-001.75 có hơn 27 tấn đường kính trắng.

Số đường kính trắng này không có giấy tờ hợp lệ kèm theo.

Trước đó, cuối tháng 9.2023 và đầu tháng 10.2023, Công an huyện Đakrông đã phát hiện 17 ôtô hạ tải chở hơn 60 tấn đường nhập lậu.

Được biết, các xe ôtô hạ tải này trước kia là xe ôtô khách, sau khi sử dụng một thời gian dài thì chuyển đổi để chở hàng.

Hiện, vụ việc đang được điều tra.

Quảng Trị: Phát hiện vận chuyển pháo nhập lậu

Sáng nay 15/11, thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, hôm qua 14/11, đơn vị l phát hiện vụ vận chuyển pháo lậu trên Quốc lộ 9.

Lực lượng Trạm CSGT Đakrông thu giữ 63 hộp pháo trên ô tô biển kiểm soát Lào - Ảnh: Phòng CSGT

Cụ thể, vào khoảng 13 giờ 30 phút, trong quá trình làm nhiệm vụ tại km 74, Quốc lộ 9, thuộc địa phận thôn Làng Vây, xã Tân Long (huyện Hướng Hóa), Tổ tuần tra kiểm soát thuộc Trạm CSGT Đakrông (Phòng CSGT Công an tỉnh) phát hiện ô tô biển kiểm soát Lào UN 2268 có biểu hiện nghi vấn nên yêu cầu dừng xe.

Quá trình kiểm tra, khi đang yêu cầu tài xe xuất trình giấy tờ, lợi dụng sơ hở tài xế đã bỏ chạy, không hợp tác. Mặc dù tiến hành truy đuổi nhưng do địa hình đồi núi nên lái xe đã trốn thoát.

Ngay sau đó, Tổ tuần tra kiểm soát xin ý kiến cấp trên, phối hợp Công an huyện Hướng Hóa, Công an xã Tân Long tiến hành khám xét phương tiện bỏ lại, phát hiện trên xe có 63 hộp pháo nổ loại 49 ống nhãn hiệu KS4-4911A với tổng trọng lượng khoảng 76,5 kg.

Toàn bộ tang vật, phương tiện được lực lượng CSGT Công an tỉnh bàn giao cho Công an huyện Hướng Hóa điều tra theo thẩm quyền.

Kon Tum: Bắt quả tang vận chuyển pháo nổ từ Campuchia về Việt Nam

Đội Đặc nhiệm Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đãc bắt quả tang thành công đối tượng Phan Quốc Khánh, trú tại thôn 8, xã Ia Đal, huyện Ia HDrai, tỉnh Kon Tum, đang vận chuyển 20 hộp pháo từ hướng Campuchia về Việt Nam.

Vào lúc 14 giờ ngày 19/9, tổ công tác đang thực hiện tuần tra từ khu vực Cột mốc 20 đến Cột mốc 21 tại đường biên giới Việt Nam - Campuchia. Tại khu vực Cột mốc 21, đã phát hiện đối tượng Phan Quốc Khánh đang điều khiển một chiếc xe máy hiệu Honda vận chuyển một bao tải xác rắn màu trắng.

Đối tượng Phan Quốc Khánh bị bắt giữ cùng tang vật

Tổ công tác đã dừng xe và tiến hành kiểm tra. Kết quả, bên trong bao tải, họ phát hiện 20 hộp giấy kín với kích thước khoảng 17x17x10cm, ngoài trang trí bằng nhiều chữ và ký hiệu nước ngoài, tổng khối lượng khoảng 32 kg.

Qua đấu tranh, Phan Quốc Khánh đã khai nhận rằng 20 hộp này chứa pháo, mà anh đã mua từ một người đàn ông tên Quang, sinh sống tại làng Tà Ngà, xã Nhang, huyện Đumia, tỉnh Rattanakiri, Vương quốc Campuchia, với số tiền 7 triệu đồng. Mục đích của Khánh là mang pháo về Việt Nam để bán kiếm lời.

Sau khi hoàn tất các thủ tục, Đồn Biên phòng Sa Thầy đã bàn giao toàn bộ hồ sơ, tang vật, phương tiện và đối tượng Phan Quốc Khánh cho Công an huyện Ia H’Drai để tiến hành điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Quảng Nam: Đình chỉ hoạt đông, kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm bánh mì Phượng

Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế tỉnh Quảng Nam xử lý vụ việc liên quan đến việc một số người nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì của cơ sở bánh mì Phượng (địa chỉ tại số 2B đường Phan Châu Trinh, phường Minh An, TP Hội An).

Một bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng đang được điều trị

Cụ thể, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế Quảng Nam:

  1. Chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục cấp cứu và điều trị tích cực để đảm bảo hồi phục sức khỏe cho các bệnh nhân.

  2. Tạm thời đình chỉ hoạt động của cơ sở bánh mì Phượng, tiến hành kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở này.

  3. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm nghi ngờ để xét nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, và điều tra xác định rõ căn nguyên của sự việc theo quy định.

  4. Trong trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, phải xử lý nghiêm và công khai kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo cộng đồng.

Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị Sở Y tế Quảng Nam tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, cũng như các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Đồng thời, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố trên địa bàn.

Trước đó, vào ngày 12/9, Trung tâm Y tế TP Hội An và một số cơ sở y tế khác đã tiếp nhận điều trị cho hơn 30 người có triệu chứng ngộ độc sau khi ăn bánh mì của cơ sở bánh mì Phượng. Trung tâm Y tế TP Hội An đã thành lập một đoàn điều tra về ngộ độc thực phẩm để thu thập thông tin ban đầu và điều tra, xử lý vụ việc.

Trần Phương Anh: quán này nh khách du lịch ghé phết

Đồng Tháp: Phát hiện, thu giữ 600 kg đường nhập lậu

Ngày 1/8/2023, Cục Hải quan Đồng Tháp đã phối hợp với các lực lượng chức năng thành công trong việc phát hiện và thu giữ số lượng lớn đường nhập lậu lên đến 600 kg, được ngụy trang như những bao thóc.

Thông tin về vận chuyển đường nhập lậu được quần chúng cung cấp, từ đó Đội Nghiệp vụ Hải quan cửa khẩu Sở Thượng đã chủ trì phối hợp với Công an xã Thường Thới Hậu A và Đồn Biên phòng Cầu Muống tổ chức kiểm soát tuyến đường nội đồng. Đoạn đường từ cầu Cội Tiểu đi kênh Tứ Thường, thuộc ấp Bình Hòa Trung, xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp là nơi được xác định là điểm vận chuyển trái phép.

enter image description here Tang vật bị lực lượng chức năng thu giữ.

Qua quá trình kiểm tra, đoàn công tác đã phát hiện và thu giữ 600 kg đường kết tinh, được đựng trong nhiều bao bì PP có ghi nhãn hiệu "CAMBODIA REFINED SUGAR", sản xuất từ Campuchia. Theo cơ quan hải quan, số hàng hóa này được vận chuyển bằng phương tiện xe gắn máy từ khu vực biên giới hướng về nội địa. Nhóm người này đã tập kết đường kết gần các cụm để bao chứa thóc của nông dân sau khi thu hoạch và sử dụng tấm bạt che đậy, chờ thời cơ thuận lợi để vận chuyển về TP. Hồng Ngự để tiêu thụ.

Sau khi phát hiện, tổ công tác đã áp tải toàn bộ số tang vật về trụ sở Đội Nghiệp vụ Hải quan cửa khẩu Sở Thượng để tiếp tục điều tra và làm rõ vụ việc.

Các hành động kiểm soát và thu giữ này của Cục Hải quan Đồng Tháp đã góp phần đáng kể trong việc ngăn chặn việc buôn lậu hàng hóa, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Những nỗ lực của các lực lượng chức năng trong việc giám sát và xử lý các hoạt động trái phép này cần được tôn trọng và ủng hộ, để bảo vệ sự công bằng và hòa bình trong xã hội.

Ngăn chặn tình trạng mua bán quân trang trái phép

Hiện nay, tình trạng sản xuất, mua bán và sử dụng quần áo gần giống với lực lượng vũ trang diễn ra công khai khiến dư luận bức xúc. Cũng từ đây, nhiều đối tượng đã giả danh các chiến sĩ công an, bộ đội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng vũ trang.

Theo đó, từ giữa tới cuối tháng 7, lực lượng Công an và QLTT các tỉnh, thành như TP.HCM, Đắk Lắk, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Nông, Tây Ninh,...đã phát hiện, thu giữ và tiêu hủy hàng nghìn sản phẩm quân trang rằn ri, quân trang lậu được kinh doanh, buôn bán trái phép.

enter image description here
https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2023_07_30_62_46497967/130d95740f39e667bf28.jpg.webp" alt="enter image description here" />
Lực lượng QLTT và Công an TP.HCM phát hiện 2 điểm kinh doanh quần, áo các loại có họa tiết rằn ri giống quân trang của lực lượng công an, quân đội tại huyện Hóc Môn và quận 12

Bộ Công an cảnh báo trang phục của lực lượng vũ trang do mua, bán qua mạng đều là hàng giả và hành vi này là vi phạm pháp luật. Do đó, người dân nên tìm hiểu kỹ, không mua bán các loại trang phục này.

Theo Tổng cục QLTT, mặt hàng quân trang, quân dụng là do lực lượng công an và quân đội quản lý. Theo quy định, quân trang, quân dụng nằm trong danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, còn vũ khí là cấm kinh doanh. Công cụ hỗ trợ như roi điện, dùi cui, súng điện thì người mua phải có giấy chứng nhận, xác nhận sử dụng công cụ hỗ trợ từ cơ quan chức năng hoặc đơn vị có nhu cầu. Khi kiểm tra mặt hàng quần áo giống với quân phục thì phải kết hợp với quân đội và công an để xác định vi phạm và xử lý theo quy định. Trường hợp quần áo "na ná” quân phục nhưng màu sắc, họa tiết lại không giống thì xử lý theo hàng hóa thông thường như hàng hóa có hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ.

Để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng sản xuất, mua bán và sử dụng trái phép quần áo, quân dụng gần giống với lực lượng vũ trang, các đơn vị công an, quân đội cần giám sát chặt chẽ các đơn vị sản xuất, cung ứng trang phục, thiết bị cho các cá nhân, đơn vị trong ngành. Nếu phát hiện cán bộ, chiến sĩ, sinh viên, học viên tại các đơn vị, trường, học viện mua bán, cho, tặng trang phục, thiết bị của ngành thì xử lý nghiêm theo quy định. Các cơ quan có thẩm quyền cần tăng mức xử phạt hành chính và chế tài hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép và nhất là sản xuất hàng giả, hàng nhái đối với quân phục, thiết bị của ngành công an, quân đội.

Mọi hành vi sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép quân trang, quân phục, trang thiết bị của các lực lượng vũ trang đều được xem là vi phạm pháp luật. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Nếu phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền có thể căn cứ các điều liên quan của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); cụ thể, Điều 190 về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; Điều 192 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả hoặc Điều 339 về hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác... Mức phạt tù cao nhất nếu cá nhân bị xử lý theo các Điều 190, 192 của Bộ luật Hình sự có thể đến 15 năm tù…

Đắk Lắk: Xử phạt 7 cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm

Chiều 26/7, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk Mai Mạnh Toàn cho biết, từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chỉ đạo các Đội quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu, chủ động kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu hoặc vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xăng dầu; đồng thời ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề chất lượng xăng dầu năm 2023.

Thực hiện kế hoạch kiểm tra chuyên đề xăng dầu năm 2023, từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh Đắk Lắk kiểm tra 6 cửa hàng bán lẻ xăng dầu của 6 thương nhân phân phối, kinh doanh xăng dầu khác nhau, lấy 6 mẫu xăng dầu không chì có trị số Octan RON95 III gửi mẫu thử nghiệm chất lượng 11 chỉ tiêu chất lượng cơ bản của xăng không chì. Kết quả thử nghiệm, cả 6 mẫu đều bảo đảm chất lượng phù hợp quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu Diezel và nhiên liệu sinh học.

enter image description here Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk kiểm tra một cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.

Tuy nhiên, qua kiểm tra đột xuất 9 cơ sở bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thì phát hiện 7 cơ sở vi phạm với 9 hành vi gồm: sử dụng nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định; không ghi hoặc không ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng theo quy định; không đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; ghi không đúng tên thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu cung cấp xăng dầu trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu; không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định…

Với những hành vi vi phạm trên, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định xử phạt 7 cơ sở kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp với tổng số tiền là 164,5 triệu đồng. Trong đó, Doanh nghiệp tư nhân thương mại Hoàng Hiệp tại thôn 3, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng 25 triệu đồng; Cửa hàng xăng dầu Thanh Xuân - Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Thanh Xuân tại xã Ea Wy, huyện Ea H’leo 45 triệu đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn và dịch vụ thương mại Thanh Mai tại thôn 7, xã Ea Ral, huyện Ea H’leo 30 triệu đồng; Xí nghiệp thương mại dịch vụ tổng hợp - Chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên cao-su Krông Búk (thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu) 25 triệu đồng; Cửa hàng bán lẻ xăng dầu 719-Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Phú Sơn tại thôn 8A, xã Ea Kly, huyện Krông Pắc 7,5 triệu đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Bích Đào tại buôn A Lê Lai, xã Krông Jing, huyện M’Đrắk 15 triệu đồng và Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Phát Lộc tại thôn 1, xã Ea Nam, huyện Ea H’leo với số tiền 15 triệu đồng.

Bắc Ninh: Phát hiện trên 1,3 tấn khí N2O không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 3 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp kiểm tra phát hiện và tạm giữ trên 1,3 tấn hàng hóa là khí N2O có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tổng trị giá hàng hóa vi phạm trên 160 triệu đồng.

Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng Cục Quản lý thị trường trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ngày 20/7/2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh nhận được thông tin và đề nghị phối hợp của Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) - Công an tỉnh Bắc Ninh về phối hợp kiểm tra đối với Cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn Thị Thanh Hằng có địa chỉ tại Thôn Lũng Sơn, thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

enter image description here

Theo đó, ngay trong ngày 20/7, Đội Quản lý thị trường số 3 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Bắc Ninh và Công an huyện Tiên Du tiến hành kiểm tra đối với Cơ sở kinh doanh có có chỉ nói trên.

enter image description here

Tại thời điểm kiểm tra đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn Thị Thanh Hằng đang kinh doanh mặt hàng là khí N2O có số lượng 1.365,5kg chứa trong 139 chai kim loại, trên vỏ chai có ghi chữ khí N2O, tổng trị giá hàng hoá là 163.860.000 đồng. Bà Hằng chủ cơ sở kinh doanh chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của toàn bộ số hàng hóa nêu trên.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản tạm giữ, niêm phong toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu vi phạm trên để đấu tranh làm rõ hành vi, xử lý theo quy định của pháp luật.

Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh: Thanh tra chuyên ngành xử phạt 4 đơn vị gần 600 triệu đồng

Căn cứ Quyết định số 2528/QĐ-BCT ngày 25/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu đối với 04 thương nhân phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

https://dms.gov.vn/documents/26344/37860529/TT+xang+dau.jpg/0e1aad90-b942-41ec-b3ec-d27e6f0831b7" alt="enter image description here" />

Các sai phạm nghiêm trọng bao gồm việc sử dụng nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu mà không có đào tạo và huấn luyện về nghiệp vụ bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các đơn vị cũng không đáp ứng đủ các điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu, hệ thống kho, bể chứa, và phòng thử nghiệm không đáp ứng yêu cầu theo quy định. Điều đáng chú ý, các thương nhân phân phối cũng không xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng xăng dầu đúng quy định.

Nhằm kiềm chế tình trạng vi phạm này và đảm bảo tính công bằng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Đoàn thanh tra đã tham mưu Cục trưởng cục Quản lý thị trường ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 592 triệu đồng đối với 4 đơn vị được thanh tra. Đồng thời, các thương nhân vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu trong khoảng thời gian từ 02 đến 03 tháng.

Đáng chú ý, các thương nhân phân phối đã chấp hành đầy đủ các kết luận và quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh. Điều này thể hiện sự chấp hành và tôn trọng quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh của họ.

Đồng thời, Cục cũng đã có kiến nghị với Bộ Công Thương, yêu cầu chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác hậu kiểm việc cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu. Điều này nhằm đảm bảo rằng các thương nhân phân phối xăng dầu duy trì đủ điều kiện kinh doanh và tuân thủ đúng quy định trong việc kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Công ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa bị xử phạt

Mới đây, Đội Quản lý thị trường số 2 đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại địa điểm kinh doanh Nhà thuốc số 16 - Ninh Hòa, thuộc Công ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa, địa chỉ: Tổ dân phố Phú Thọ 2, phường Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

enter image description here
Địa điểm kinh doanh Nhà thuốc số 16 - Ninh Hòa thuộc Công ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa. (Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường)

Sau quá trình thẩm tra và xác minh, Công ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa được xác định đã vi phạm quy định khi người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc vắng mặt trong thời gian hoạt động của cơ sở dược mà không có sự ủy quyền theo quy định.

Đội Quản lý thị trường số 2 đã lập biên bản vi phạm hành chính và đề xuất Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2 ban hành Quyết định xử phạt Công ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa với số tiền 8.000.000 đồng. Đây là mức phạt được áp dụng để nhắc nhở và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm.

Công ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa có trụ sở tại đường Thống Nhất, phường Vạn Thắng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Việc bị xử phạt này đặt ra một cảnh báo cho các doanh nghiệp trong ngành dược phẩm về việc tuân thủ quy định và luật pháp để đảm bảo chất lượng và an toàn trong việc cung cấp thuốc cho người dân.