Đăng nhập

Cục QLTT TP. Cần Thơ: Kiểm tra, xử lý 624 vụ trong năm 2023

Trong năm 2023, Cục QLTT TP. Cần Thơ đã thanh tra, kiểm tra 782 vụ, xử lý 624 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước trên 6,4 tỷ đồng.

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Cần Thơ (TPCT) xác định để hoàn thành tốt nhiệm vụ do Tổng cục QLTT giao, ngay từ đầu năm 2023, Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp từ Trung ương đến địa phương như Chính phủ, thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 quốc gia, BCĐ 389 thành phố, Tổng cục QLTT, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố.

Kiểm tra, xử lý các mặt hàng theo chỉ đạo của cấp trên như thuốc lá điếu, xăng dầu, khí LPG, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; các lĩnh vực như: lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường chất lượng, nhãn hàng hóa; lĩnh vực an toàn thực phẩm; lĩnh vực giá; lĩnh vực thương mại điện tử; hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT),...

Đạt được kết quả trên là do Lãnh đạo Cục đã bám sát chỉ đạo của cấp trên, triển khai thực hiện nghiêm túc, có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các đội QLTT trực thuộc kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm và nhất là các vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử; tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định của về niêm yết giá hàng hóa, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng địa phương trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm trên khâu lưu thông cũng như thị trường nội địa. Ngoài ra Cục QLTT TPCT đã thực hiện tốt công tác thường trực Ban Chỉ đạo 389 thành phố, chủ động phối hợp với các lực lượng, các ngành chức năng trên địa bàn trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm.

Trong thời gian tới Cục QLTT TPCT tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động, đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của ngành giao trong năm 2024. Tăng cường công tác quản lý địa bàn, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong kiểm tra, kiểm soát thị, siết chặt kỷ luật, kỷ cương của đội ngũ công chức và người lao động.

 

Nghệ An: Bắt hàng loạt đối tượng mua bán ma túy và pháo tự chế

Chỉ trong 3 ngày triển khai đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán, Công an huyện Quế Phong (Nghệ An) đã phá 6 vụ, bắt giữ 14 đối tượng về ma túy và pháo.

Công an bắt giữ Lương Văn Tài, thu giữ 285 viên ma túy tổng hợp.

Ngày 19/12, Công an huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An) cho biết, thực hiện chỉ đạo về triển khai đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chỉ sau 3 ngày ra quân, đơn vị này đã phá nhiều vụ liên quan đến ma túy và pháo tự chế các loại.

Trước đó vào ngày 15/12, tại xã Mường Nọc, Công an Quế Phong phối hợp Cục Hải quan Nghệ An đã bắt giữ đối tượng Lương Văn Tài (SN 2001, trú tại bản Ná Ca, xã Mường Nọc, huyện Quế Phong) về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 285 viên ma tuý tổng hợp.

Công an bắt giữ "nữ quái" Vi Kim Anh, thu giữ 250 viên ma túy tổng hợp.

Tiếp đến ngày 16/12, tại thị trấn Kim Sơn, Công an huyện Quế Phong tiếp tục bắt giữ “nữ quái” Vi Kim Anh (SN 1979, trú tại khối Hồng Phong, thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong) về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Tiến hành khám xét trên người và nơi ở đối tượng, công an thu giữ 250 viên ma túy tổng hợp.

Thực hiện việc phòng, chống pháo nổ trước Tết Nguyên đán, Công an thị trấn Kim Sơn, Công an xã Cắm Muộn, Công an xã Tiền Phong và Châu Kim (huyện Quế Phong) cũng đã phát hiện 4 vụ, bắt 12 đối tượng có hành vi tàng trữ pháo trái phép. Quá trình bắt giữ các đối tượng, công an thu giữ gần 200 quả pháo tự chế các loại, ngăn chặn kịp thời việc đốt pháo trái phép trên địa bàn.

Công an huyện Quế phong phá 4 vụ, bắt 12 đối tượng, thu giữ gần 200 quả https://tienphong.vn/tag/ph%c3%a1o+t%e1%bb%b1+ch%e1%ba%bf.tpo">pháo tự chế các loại.

Không chỉ phá nhiều vụ, bắt nhiều đối tượng về ma túy và pháo, lực lượng CSGT Công an huyện Quế Phong cũng tăng cường tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn trật tự giao thông. Qua đó, công an đã lập biên bản xử lý 15 trường hợp, tạm giữ 9 xe máy vi phạm. Đặc biệt qua tuần tra kiểm soát, Đội CSGT Công an huyện Quế Phong phát hiện, bắt quả tang Hà Đức Toàn (SN 2004, trú tại bản Đồng Mới, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong) về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, thu giữ 76 viên ma túy tổng hợp.

Cục Hải quan Hà Nội kiểm soát chặt tuyến hàng không để ngăn ma túy, hàng cấm

Ở tuyến hàng không, hàng hóa vi phạm, đặc biệt là ma túy, thường được cất giấu tinh vi trong thực phẩm, đồ may mặc, dầu gội đầu, kem đánh răng, máy móc thiết bị, đồ gia dụng khó bị phát hiện thông qua soi chiếu.

Theo Cục Hải quan TP. Hà Nội, sau dịch COVID-19, các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh đã trở lại bình thường, các chuyến bay quốc tế với tần suất như trước dịch.

Cùng với đó là tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có nhiều diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại mới.

Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) triệt phá nhiều vụ vận chuyển ma túy, vàng, tiền tệ trái phép

Lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Nội đã phát hiện nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp hơn trước. Trong đó nổi lên là hành vi khai báo giả đối tượng người gửi, người nhận trong thủ tục vận chuyển hàng hóa qua biên giới. Thủ đoạn này không chỉ ở tuyến chuyển phát nhanh mà cả những hoạt động tuyến đường xuất nhập khẩu hàng hóa khác.

Hàng hóa vi phạm đặc biệt là ma túy thường được cất giấu tinh vi trong các loại hàng hóa như thực phẩm, đồ may mặc, dầu gội đầu, kem đánh răng, máy móc thiết bị, đồ gia dụng khó bị phát hiện thông qua soi chiếu.

Các đối tượng vận chuyển ma túy thường đi từ các nước là điểm nóng về ma túy hoặc có lịch bay vòng qua nhiều nước; có sự dịch chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất ra sân bay Nội Bài, sau đó vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt vào phía nam...

Nắm bắt thực trạng này, ngay từ đầu năm 2023, Cục Hải quan TP. Hà Nội đã có những cảnh báo cao hơn đối với toàn đơn vị về các phương thức thủ đoạn của tội phạm ma túy để kịp thời bám địa bàn, có những giải pháp điều tra, ứng phó kịp thời.

Qua đó đã xử lý hơn 800 vụ việc vi phạm, xử phạt hơn 20 tỷ đồng; bắt giữ, xử lý 37 vụ ma túy và 30 đối tượng, tang vật thu giữ hơn 700 kg ma túy tổng hợp các loại.

Điển hình là vụ việc ngày 7/5, Chi cục hải quan Sân bay quốc tế Nội Bài phối hợp cùng các đơn vị chức năng kiểm tra 1 lô hàng gồm 4 kiện/355 kg, trong đó có 7 kiện nhỏ chứa ma túy; tang vật vi phạm gồm: 36,5 kg ma túy tổng hợp MDMA; 5,64 kg Ketamin và khoảng 8023,48 gram ma túy tổng hợp…

Theo ông Phan Quốc Đông - Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP. Hà Nội, những tháng cuối năm các hoạt động thương mại dự báo sẽ nhộn nhịp hơn. Kéo theo đó là tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Trước tình hình đó, Cục Hải quan TP. Hà Nội xác định triển khai mạnh mẽ các giải pháp trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Trong đó, tiếp tục tập trung thực hiện các chuyên án.

Căn cứ các hồ sơ điều tra, nghiên cứu nắm tình hình để phân tích dấu hiệu rủi ro từ tuyến đường trọng điểm, đặc biệt là tuyến đường từ châu Âu, Đông Bắc Á là những tuyến thường có dấu hiệu lợi dụng buôn lậu, gian lận vào thời điểm cuối năm.

Đồng thời, đơn vị cũng tăng cường kiểm tra giám sát, sử dụng phương tiện nghiệp vụ để nắm bắt tình hình, chuẩn bị lực lượng để công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại đạt hiệu quả cao nhất.

Ninh Bình: Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024

Càng gần cuối năm, thị trường hàng hoá có mức luân chuyển tương đối lớn do nhu cầu của người dân có xu hướng tăng cao. Đây cũng là thời điểm các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả có nhiều diễn biến phức tạp. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Bình, Tổng cục Quản lý thị trường, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình đã tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh.

Ngày 14/11/2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 641/KH-QLTTNB cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Trong đó, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại, chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp Tết để tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường, nhất là đối với các mặt hàng được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2024. Đặc biệt, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thông qua công tác thông tin tuyên truyền.

Các Đội Quản lý thị trường địa bàn tăng cường công tác quản lý địa bàn, giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường. Trong đó, tập trung vào các nhóm hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp cuối năm như: sữa chế biến, bánh kẹo, hoa quả, rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát, hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép, động vật và sản phẩm chế biến từ động vật, pháo nổ, pháo hoa các loại...; đặc biệt tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhằm góp phần đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân.

Đội Quản lý thị trường Cơ động phối hợp với các lực lượng chức năng tại địa phương kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các kho bãi, điểm tập kết hàng hoá, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, kho chứa hàng đông lạnh, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, làng nghề, các tuyến đường bộ, đường sắt... xác định rõ tuyến, địa bàn trọng điểm, các nơi tập kết, bốc xếp vận chuyển hàng hoá vi phạm. Chủ động nắm bắt địa bàn và tình hình diễn biến thị trường; kịp thời nhận diện các vấn đề mới nổi cộm, phức tạp để xây dựng phương án, kế hoạch kiểm tra, xử lý nhất là các đối tượng/vụ việc vi phạm liên huyện/thành phố, quy mô lớn.

Song song với hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm, Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và nhân dân. Đồng thời, vận động các hộ sản xuất, kinh doanh ký cam kết không buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và thông báo đường dây nóng để nhân dân phát giác các hành vi vi phạm.

Để thị trường hàng hóa trong đợt cuối năm, trước trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 lành mạnh và an toàn, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, các hộ kinh doanh, thì người dân cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong việc phòng, chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không tiếp tay cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, có như vậy, công tác quản lý thị trường mới đạt hiệu quả, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

TP.HCM: Liên tiếp phát hiện nhiều điểm kinh doanh, chứa trữ hàng hoá giả mạo nhãn hiệu

Ngày 06/11/2023, Đội QLTT số 4, Cục QLTT Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra Hộ kinh doanh S.S trên địa bàn Phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện 86 đôi giày dép các loại, không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu “NIKE” đang được bảo hộ tại Việt Nam. Đội QLTT số 4 đã tiến hành niêm phong, tạm giữ toàn bộ hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định.

Trước đó, vào ngày 01/11/2023, Đội QLTT số 2 đã tiến hành kiểm tra đồng loạt 02 điểm kinh doanh, chứa trữ hàng hoá trên đường Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, phát hiện và tạm giữ để xử lý theo quy định gần 8.000 sản phẩm hàng hoá là quần, áo, vớ do nước ngoài sản xuất và không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam: POLO RALPH LAUREN, PULL&BEAR, ZARA, TOMMY HILFIGER, LACOSTE…

Trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ gia tăng, trong thời gian tới, Cục QLTT Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch trọng điểm về chống hàng giả tại các địa bàn trọng điểm, tại các ổ nhóm, tụ điểm; chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường công tác quản lý địa bàn, chủ động kiểm soát tình hình, phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hoạt động buôn bán, sản xuất hàng giả.

Bộ Công Thương Đề Xuất Kế Hoạch Xây Dựng Cơ Chế Chính Sách Pháp Luật Bảo Vệ Người Tiêu Dùng

Bộ Công Thương đã công bố Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đề xuất một loạt biện pháp để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và tạo điều kiện công bằng cho thị trường.

Bộ Công Thương vừa ký Quyết định số 2720/QĐ-BCT, đưa ra Kế hoạch chi tiết để thực hiện Quyết định số 1012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặt ra nhiều biện pháp quan trọng về pháp luật và chính sách để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Các biện pháp bao gồm:

  1. Ban Hành Văn Bản Pháp Luật Chi Tiết: Bộ Công Thương sẽ xây dựng và ban hành các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điều này giúp tạo ra cơ chế rõ ràng và cụ thể để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

  2. Sửa Đổi, Bổ Sung Nghị Định Hiện Hành: Bộ Công Thương cũng đề xuất sửa đổi và bổ sung một số điều của các Nghị định hiện hành, như Nghị định số 98/2020/NĐ-CP và Nghị định số 17/2022/NĐ-CP để nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

  3. Ban Hành Danh Mục Sản Phẩm Đăng Ký Hợp Đồng: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần phải đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng biết được những sản phẩm nào đang được quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng và an toàn.

  4. Rà Soát Văn Bản Pháp Luật: Bộ Công Thương sẽ tổ chức rà soát văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương khác cũng thực hiện việc tương tự. Điều này sẽ tạo sự đồng thuận và thống nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

  5. Tuyên Truyền và Phổ Biến Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng: Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị chức năng tổ chức tuyên truyền và phổ biến nội dung của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua nhiều hình thức khác nhau. Điều này giúp người tiêu dùng hiểu rõ quyền và trách nhiệm của họ.

Bằng việc thực hiện những biện pháp này, Bộ Công Thương cam kết đảm bảo rằng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ được triển khai một cách hiệu quả và cung cấp sự bảo vệ mạnh mẽ cho người tiêu dùng trên toàn quốc.

Sơn La: Kiểm tra và xử lý 2 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm kinh doanh bánh Trung thu mốc dù còn hạn sử dụng

Cục Quản lý Thị trường tỉnh Sơn La đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với 2 cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn vào ngày 25 và 26/9. Các kết quả kiểm tra cho thấy rất nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại các cơ sở này.

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hoá vi phạm

Ngày 25/9, hội đồng kiểm tra đã thực hiện kiểm tra đối với một cơ sở kinh doanh thực phẩm tại Tiểu khu 4, Thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này đang bày bán 610 chiếc bánh Trung thu (bánh nướng Lâm Hương) được sản xuất vào ngày 29/8/2023, còn hạn sử dụng 90 ngày kể từ ngày sản xuất. Tuy nhiên, toàn bộ số bánh trên đã bị hấp hơi nước và có dấu hiệu bị mốc, hỏng không đảm bảo chất lượng thực phẩm theo quy định. Đoàn kiểm tra cũng phát hiện hơn 600 gói bánh kẹo các loại đã quá hạn sử dụng. Ngoài ra, chủ cơ sở không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.

Hàng hoá vẫn còn hạn sử dụng tuy nhiên đã bị ẩm mốc, hấp hơi nước 

Ngày 26/9, lực lượng kiểm tra tiến hành kiểm tra đối với một cơ sở kinh doanh thực phẩm tại Tiểu khu 40, thị trấn Nông trường, huyện Mộc Châu. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này đang bày bán 240 gói chân gà ăn liền, 180 gói mì và 242 gói bánh kẹo các loại. Trên sản phẩm không có thông tin để xác định nguồn gốc hoặc xuất xứ hàng hóa. Chủ cửa hàng kinh doanh không thể xuất trình được hóa đơn, chứng từ hoặc tài liệu khác để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính và trình người có thẩm quyền ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cả 2 cơ sở kinh doanh này. Tổng số tiền thu phạt đối với cả 2 cơ sở là gần 50 triệu đồng.

Hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm và bán hàng đã mốc dù còn hạn sử dụng đe dọa sức khỏe của người tiêu dùng và đòi hỏi sự can thiệp của các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo an toàn thực phẩm trên thị trường.

Fanta: quá sợ hãi, hạn sử dụng toàn fake lại
Hạo Minh: sau trung thu là mình chịu, ko mua thêm 1 cái bánh trung thu nào nữa vì biết mua cũng ko để được lâu, mà còn có nguy cơ bị hỏng, mốc
Dương Minh Chiến: bánh mốc trắng, sợ thật

Lào Cai: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ

Mới đây, Đội Quản lý thị trường số 5 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai vừa kiểm tra và phát hiện lô hàng bánh trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ với tổng giá trị hàng hóa vi phạm trên 38 triệu đồng.

Hồi 17 giờ 00 phút, ngày 21/9/2023, tại khu vực đường Hoàng Quy, tổ 26, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Đội QLTT số 5 phối hợp với Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (tỉnh Lào Cai) phát hiện lô hàng gồm 05 thùng cát tông bên trong chứa thực phẩm bao gói sẵn có dấu hiệu là hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Kết quả khám phát hiện tang vật vi phạm hành chính là thực phẩm bao gói sẵn không rõ nguồn gốc xuất xứ gồm: Bánh Trung thu 1.300 cái; Bánh Mỳ vị trái cây 1.600 cái; Miến hộp ăn liền 240 hộp.

Chủ sở hữu của hàng hóa là ông Toản, nơi ở hiện tại: Tổ 9, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Tại thời điểm kiểm tra, ông Toản không xuất trình được hóa đơn chứng từ, giấy tờ, tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá.

Đội QLTT số 5 đã lập hồ sơ xử lý và tạm giữ hàng hoá để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Hải Nam: sao nhiều vụ bị bắt toàn bánh trung thu loại của trung quốc thế không biết
Tùng Híp: chả hiểu sao đồ ăn vặt trung quốc làm ngon lắm! nhưng hàng không rõ nguồn gốc thì phải đề phòng

Hà Nội: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm trị giá gần 2 tỷ đồng

Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy một lô hàng hóa vi phạm các loại, mà lực lượng chức năng thành phố đã thu giữ trong thời gian gần đây.

Lô hàng này bao gồm 42 bao thuốc lá điếu, 6.000 chiếc bỉm trẻ em (khoảng 50 kg), 379 chiếc iPhone 8 Plus, 243 chiếc iPhone XS Max và các trang thiết bị ngụy trang nghe nhìn (khoảng 2 kg). Tổng khối lượng hàng hóa bị tiêu hủy ước tính gần 200 kg, có giá trị gần 2 tỷ đồng.

Đây là lần thứ 4 từ đầu năm 2023, lực lượng QLTT TP. Hà Nội đã tiến hành tiêu hủy các loại hàng hóa vi phạm, không đủ điều kiện sử dụng. Các phương pháp tiêu hủy được thực hiện tuỳ thuộc vào loại hàng hóa:

  • Đối với nhóm hàng hóa là thuốc lá điếu và bỉm trẻ em, chúng được đốt thiêu hoàn toàn dưới sự giám sát của Hội đồng giám sát tiêu hủy và đại diện các cơ quan chức năng.

  • Đối với nhóm hàng hóa là điện thoại di động iPhone và các trang thiết bị ngụy trang nghe nhìn, tai nghe, camera, chúng được xe ủi đầm vỡ nát, sau đó ngâm vào thùng nước có hóa chất, dưới sự giám sát của đại diện Hội đồng giám sát tiêu hủy và các cơ quan chức năng.

Việc tiêu hủy hàng hóa vi phạm này được thực hiện để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia tiêu hủy, cũng như bảo vệ môi trường.

Mèo Méo Meo: ôi Táo, nhìn thích quá
Nguyễn Hồng Nhung: của 1 đông tieenfnnnn, tiếc ghê
Máy Sấy Tóc: toàn hàng hot không

PHÁT HIỆN CƠ SỞ GIA CÔNG VÀ ĐÓNG GÓI KHĂN GIẤY GIẢ MẠO NHÃN HIỆU CORONA

Sáng ngày 24/8, một cuộc kiểm tra đột xuất đã hé lộ một hoạt động gia công và đóng gói khăn giấy giả mạo mang nhãn hiệu Corona.

Lực lượng chức năng kiểm tra lô hàng giả 

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục Quản lý Thị trường (QLTT), Đoàn kiểm tra gồm Cục Nghiệp vụ Quản lý Thị trường, Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Bắc Ninh và Công an phường Phong Khê đã tiến hành kiểm tra tại Cơ sở Giấy Tuấn Hoa, một địa chỉ tại Khu Dương Ổ, phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh. Cơ sở này được chủ đại diện bởi bà N.T.H, sinh năm 1987.

Nhà xưởng của cơ sở có diện tích khoảng 100m2, được chia thành hai tầng độc lập và sử dụng hệ thống tời để vận chuyển hàng hóa giữa các tầng. Tại tầng 1, hàng ngày, một số công nhân thực hiện việc gia công và đóng gói khăn giấy vào các bao bì có sẵn. Quá trình này được thực hiện mà không có sự đảm bảo về đồ bảo hộ như găng tay hay khẩu trang. Sản phẩm hoàn thành sau đó được đóng gói với nhãn hiệu "Corona" - một thương hiệu khá phổ biến trên thị trường hiện nay.

Hình ảnh xưởng sản xuất

Nhìn vào bề ngoài, cơ sở này trông khá bình thường nhưng thực tế được ngụy trang hết sức tinh vi. Một hệ thống máy móc sử dụng dây chuyền có dấu hiệu của sự tái sử dụng được phát hiện trong nhà xưởng.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Giấy Gia Nguyễn, chủ sở hữu thương hiệu Giấy Corona, đã xác nhận rằng toàn bộ số hàng hóa bị phát hiện tại cơ sở Giấy Tuấn Hoa đều là sản phẩm giả mạo của thương hiệu của ông. Những sản phẩm này không chỉ giả mạo từ gói bì, thương hiệu mà cả mã QR code. Vì vậy, việc phân biệt hàng thật và hàng giả trở nên khó khăn đối với người tiêu dùng thông thường.

Chất liệu giấy thật của thương hiệu Corona thường mềm mịn và dai hơn, do sử dụng nguyên liệu nhập khẩu. Vì vậy, khi lựa chọn sản phẩm, người tiêu dùng cần hết sức cân nhắc, cẩn trọng.

Tính đến thời điểm hiện tại, lực lượng QLTT đã thu giữ hơn 2.700 gói giấy giả mạo tại Cơ sở Giấy Tuấn Hoa để tiếp tục điều tra và xác minh các vi phạm. Sự vi phạm này không chỉ đe dọa uy tín của thương hiệu mà còn gây hại cho người tiêu dùng. Việc áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh.

Theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng khăn giấy kém chất lượng sẽ để lại lượng bụi giấy không nhỏ ở trên da. Nếu vô tình hít phải bụi giấy này sẽ làm tổn thương các phế nang và phổi. Không chỉ thế, việc sử dụng giấy ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh còn có nguy cơ khiến cơ thể hấp thụ những chất độc hại gây các bệnh viêm kết ruột, dẫn tới viêm ruột, thương hàn, kiết lỵ, viêm gan đối với những người sức đề kháng yếu.

Nam Chelsea: nhìn quy mô khủng khiếp thế này, đúng là giấy lau tay mà có vẻ đem lại lợi nhuận rất lớn